24/04/2024

KẾ HOẠCH MỤC VỤ GIÁO XỨ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP

DÒNG CHÚA CỨU THẾ – TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN 

 

Phần I

I. Lý do – thực tế

Thực tế tại các thành phố cũng như miền quê của Việt Nam, Kitô giáo chỉ là một thiểu số và các Kitô hữu đang bị thách thức bởi nhiều lãnh vực: chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, toàn cầu hóa với các yếu tố văn hóa và thế giới hiện đại hóa, …. Trong tình cảnh này, khiến cho phần nào các Kitô hữu cảm thấy bị lạc mất hay suy giảm bởi các điều kiện xã hội, không chắc chắn về niềm tin của mình hay họ tỏ ra thờ ơ tôn giáo và mất cảm thức về cộng đồng đức tin. Đặc biệt có nhiều người công giáo ôm ấp sự chia tách đức tin và cuộc sống một cách dễ dàng và đáng kinh ngạc. Nhiều khi chính sự chia tách này đã tác động và làm cho họ đánh mất đi những cảm thức luân lý đạo đức Kitô giáo căn bản nhất.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của thực tế Việt Nam hôm nay, cộng đoàn giáo xứ chúng ta vẫn đang giữ và cố gắng tái khám phá một lối sống Kitô hữu mới cho phù hợp với sứ mạng của một Giáo xứ Thừa sai DCCT.

II. Dự phóng kế hoạch mục vụ GX ĐMHCG – DCCT

A. TẦM NHÌN

Giáo xứ ĐMHCG – DCCT như là “một gia đình của Thiên Chúa, một sự bùng cháy tinh thần huynh đệ trong một tinh thần hiệp nhất, một gia đình mở đón nhận tất cả, cộng đoàn của những người tin,”[1] sống bản chất loan báo Tin mừng của mình[2] và “thi hành sứ vụ Chúa Kitô giao phó là tế tự tôn thờ Thiên Chúa, học hỏi và loan truyền Tin Mừng, thực thi bác ái cộng đồng trong Giáo Hội cũng như trong xã hội.”[3] 

B. SỨ MỆNH

Những thành viên (giáo dân, tu sĩ, linh mục) Giáo Xứ ĐMHCG – DCCT cam kết chính họ đối với một lối sống Kitô hữu:

  • Hạnh phúc và hài lòng để làm việc với nhau dưới sự thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần và với sự hiện diện của Chúa Giêsu
  • Năng động và tỏa sáng sứ vụ loan báo Tin Mừng qua việc: giảng dạy mục vụ, Kinh Thánh, Giáo lý, thần học, … tốt hơn; phục hồi lại sức sống sứ vụ loan báo Tin Mừng cho mọi thành viên Giáo xứ.
  • Tham gia năng động và trách nhiệm trong các nhiệm vụ đa dạng và các bổn phận mục vụ.
  • Thân thiện trong môi trường sống bằng cách chia sẻ trách nhiệm và tham gia, và cũng thông cảm với các vấn đề xã hội.
  • Hăng hái xây dựng giáo xứ trở nên “một cộng đoàn tin” thật sự khi giáo xứ ấy trở thành THỪA SAI, ĐƯỢC TỔ CHỨC TỐT, SỐNG TINH THẦN HUYNH ĐỆ YÊU THƯƠNG, ỦNG HỘ VÀ THAM GIA VÀO VIỆC CỬ HÀNH ĐỨC TIN.

C. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐẶC THÙ

C.1. Mục Đích

Giáo xứ ĐMHCG – DCCT khuyến khích TÌNH YÊU HỖ TƯƠNG giữa các thành viên. Điều này sẽ mang lại sự năng động cho sứ vụ loan báo Tin Mừng để hướng dẫn chúng ta thành lập một cộng đoàn Kitô hữu năng động – hiệp nhất – yêu thương, với sự tham gia của NHIỀU NHÓM GIÁO DÂN, được tổ chức và chịu trách nhiệm, thực sự cam kết phục vụ nhiệt tình và khôn ngoan cho dân Chúa, trong sự đối thoại trung thành với bối cảnh văn hóa-xã hội, trong sự hợp tác với những người cố gắng thay đổi thực tại.

 C.2. Các mục tiêu đặc thù

– Giáo xứ thúc đẩy thăng tiến tình huynh đệ khi phục vụ và yêu thương đối với Giáo xứ như “một gia đình của Thiên Chúa.”

– Giáo xứ thừa sai ĐMHCG – DCCT cố gắng đạt tới sự hoán cải ban đầu với Thiên Chúa, và tháp nhập toàn thể với Chúa Giêsu Kitô qua việc hăng say loan báo Tin Mừng (Rao giảng – đối thoại – sống sứ mạng của Hội Thánh).

– Giáo xứ nuôi dưỡng các tiến trình dạy giáo lý cho những anh chi em tân tòng (khai tâm – củng cố – phát triển).

– Giáo xứ lên dự án các hoạt động mục vụ và đời sống qua sự năng động thưa sai (cho các giới, các hội đoàn, hôn nhân gia đình, vào đời, …).

–  Giáo xứ tổ chức học hỏi, suy niệm, chia sẻ, cầu nguyện lời Chúa, ….

 – Giáo xứ sẽ nhấn manh đến các hoạt động phụng vụ, đặc biệt là Thánh Thể, là nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống cộng đoàn dân Chúa và với Hội Thánh địa phương và toàn cầu.

– Giáo xứ khuyến khích việc sáng pập các nhóm nhỏ phục vụ sự hiệp thông trong đức tin, tình liên đới và cam kết thừa sai.

– Giáo xứ cổ vũ và giao trách nhiệm trực tiếp cho giáo dân nhiệm vụ loan báo Tin Mừng (theo AG 2: là bản chất của người Kitô hữu): qua việc giúp cho người giáo dân nhận biết vai tro của họ trong Hội Thánh, cần thiết để đảm nhận trách nhiệm trong sứ vụ và bổn phận của cộng đoàn giáo xứ và giáo phận.

– Giáo xứ sẽ cố gắng quan tâm và chăm sóc đến những người đau yếu và đang cần giúp đỡ, và sẽ hỗ trợ những ai phục vụ cho sự phát triển con người toàn diện và sự toàn vẹn của tạo thành.

– Giáo xứ sẽ cố gắng đi vào công cuộc loan báo Tin Mừng năng động và toàn diện để “đem Nước Thiên Chúa đến giữa đồng bào mình.”[4]

– Giáo xứ thừa sai đẩy mạnh việc sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và những cách thức cầu nguyện chia sẻ đời sống linh đạo DCCT (qua các ngày lễ của DCCT, …).

 D. HƯỚNG HÀNH ĐỘNG

 D.1. Giáo xứ như là một “gia đình của Thiên Chúa” tràn đầy tình huynh đệ và hiệp thông

 Để loan báo Tin Mừng một cách thích đáng và phù hợp với chứng nhân về sự hiệp nhất cộng đoàn thì thật là cần thiết. Vì không có tình huynh đệ và hiệp thông thì có một sự căng thẳng trong việc loan báo Tin Mừng tận gốc rễ của nó.

 Nên chúng ta cần có những hướng hành động cụ thể:

 = Để nuôi dưỡng cảm thức về cộng đoan như là kết quả của ơn gọi từ phép RỬA (hiệp thông nên một trong Chúa Kitô và anh chị em của nhau trong yêu thương).

= Để hướng dẫn mọi người về những mục tiêu chung.

= để trình bày giáo xứ như là một nơi mở ra cho sự gặp gỡ và cho gia đình.

= Để khuyến khích tham gia: mọi người đều có giá trị trong giáo xứ (coi trọng tất cả mọi người và mọi người cùng có trách nhiệm với giáo xứ của mình).

= Để kiến tạo một mạng lưới vững chắc về các mối quan hệ giữa các nhóm nhỏ và cộng đoàn, vì thế giáo xứ sẽ là một sự hiệp thông đích thực, “một gia đình của Thiên Chúa” được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần.

= Tổ chức các khóa học cổ võ sự tha thứ và hòa giải.

= Nỗ lực đạt tới một hoạt động tham gia và lớn lên theo một tiến trình của toàn thể cộng đoàn, tránh đi những người hướng dẫn phi lý, những thái độ bè phái hay sự tập quyền của nhóm lỗi thời.

D.2. Giáo xứ như một trung tâm loan báo Tin Mừng

Việc loan báo Tin Mừng thuộc về bản chất của Hội Thánh[5], vì thế, mỗi thành viên cũng như toàn thể giáo xứ được kêu gọi hãy sống và thi hành sứ vụ này cách năng động và toàn diện như sau:

= Hoạt động thừa sai đến mọi đối tượng

Việc loan báo Tin Mừng này hướng đến những người chưa biết Chúa Kitô (gọi là Ad Gentes): (họ có thể là không thuộc bất kỳ một tôn giáo nào hay là tín đồ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo) và việc loan báo Tin Mừng này đặc biệt cũng hướng đến những người đang thờ ơ với Tin Mừng và “một số lượng lớn những người đã được thanh tẩy mặc dù không minh nhiên chống lại phép rửa của mình nhưng lại hoàn toàn thờ ơ với nó.”[6]

= Khai tâm Kitô giáo (Kerygma: lời rao giảng tin khởi): cần quan tâm đến nội dung truyền giảng và cách thức tổ chức (cho trẻ em và thiếu niên – cho người trẻ và người lớn).

D.3. Đời sống mục vụ dành cho các đối tượng khác nhau:

 – Người ngoài Kitô giáo,

– Người Kitô hữu sống đạo khô khan và nguội lạnh, người sống đạo tích cực và

– Đặc biệt những người tân tòng (người trẻ-người lớn: nhằm giúp họ lớn lên trong đời sống đức tin qua việc cử hành Lời và bí tích).

 D.4. Mục vụ ơn gọi

 Toàn thể cộng đoàn chịu trách nhiệm cho người đón tiếp và hướng dẫn ơn gọi:

  • Gia đình
  • Tu sĩ – linh mục

D.5. Hướng dẫn giáo dân trong việc loan báo Tin Mừng

 “Loan báo tin Mừng trong thực tế là ân sủng và ơn gọi đặc thù đối với Hội Thánh, là căn tính sau nhất của Hội Thánh. Hội Thánh có mặt để loan báo Tin Mừng”[7]

Vậy chúng ta muốn người giáo dân lớn lên trong đức tin và đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc loan báo Tin Mừng, chúng ta phải cổ võ và tổ chức các khóa đào tạo giáo lý và các chỉ dẫn qua các trường giáo lý và các khóa đào tạo (Thánh Kinh, thần học, luân lý, giáo huấn, cầu nguyện, năng động nhóm, các kỹ thuật truyền đạt thông điệp, học thuyết xã hội, …)

D.6. Giáo dân DCCT

Giáo xứ cần đẩy mạnh các hình thức cộng tác của giáo dân với các tu si-linh mục DCCT.

Đức tin thấm nhập vào giáo xứ thừa sai DCCT là một đức tin chia sẻ của DCCT và sứ mạng của Dòng với giáo dân. Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm đến việc hợp tác và đào tạo giáo dân DCCT và giáo dân thừa sai DCCT. “Các thừa sai giáo dân DCCT sẽ cung cấp những sự hợp tác năng động trong đời sống tông đồ của nhà Dòng”[8]

E. Giáo xứ là nơi cử hành đức tin

“Vai trò của Tin Mừng hóa rõ rệt là giáo dục đức tin để mỗi tín hữu không chỉ tiếp nhận cách thụ động hoặc chỉ chịu đựng nhưng sống các bí tích đích thực như là những bí tích đích thực của đức tin”[9]

Như thế, Tin Mừng hóa và phụng vụ không thể tách rời nhau Công Đồng Vaticano II nhấn mạnh rằng “Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh cao của tất cả công cuộc loan báo Tin Mừng”[10]

Vậy, giáo xứ có thể có các nhóm khác nhau với những mục đích khác nhau. Nhưng tại thánh lễ Chúa Nhật, chúng ta phải qui tụ cùng nhau để dâng lên các hoạt động khác nhau của chúng ta và một lần nữa đón nhận sự thúc bách của Chúa Thánh Thần.

Cuối cùng, khi xét việc cử hành đức tin, Mẹ maria là tín hữu đầu tiên, Mẹ đón nhận và diễn tả Lời Chúa. Đó là lý do tại sao chúng ta cử hành sự đổi mới mầu nhiệm cứu độ của mọi người cùng với Mẹ Maria.

Khi đó , giáo xứ cử hành đức tin cách cụ thể:

= qua việc cử hành các bí tích là kết quả của một tiến trình loan báo Tin Mừng và không như một thói quen.

= để kiến tạo tình huynh đệ

= để thúc đẩy sự tham gia của giáo dân trong nhiều thừa tác vụ và việc phục vụ khác nhau.

= để khuyến khích ăn năn hối cải và các cử hành hòa giải.

= Để khám phá sự giàu có của năm phụng vụ và các giò kinh phụng vụ Ki tô giáo.

= được cử hành cách thích đáng và truyền đạt cách đơn sơ và gần gũi với mọi người.

= Cầu nguyện kết chặt trong phong cách và tâm tình của việc cử hành đức tin (Lời Chúa- kinh nguyện – thánh ca).

= Thực hành các việc đạo đức đúng đắn và cử hành cách sáng tạo.

= Cử hành cách đặc biệt trong các ngay lễ Đức Mẹ và nhất là việc hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

H. Giáo xứ khuyến khích sự phát triển con người toàn diện và bác ái

Đặc trưng Kitô hữu của mọi giáo xứ đòi hỏi là (Hội Thánh) Dân Chúa trong một nơi chốn đặc biệt dấn thân cho tự do, thăng tiến và phát triển. NƯỚC THIÊN CHÚA lưu tâm đến mọi điều góp phần cho một xã hội tốt hơn.[11] Giáo xứ phải là “cộng đoàn Samaritano” và phải hành động cho sự phát triển con người toàn diện và bác ái.

Như thế toàn thể giáo xứ sẽ cố gắng:

= Nỗ lực thăng tiến công lý và tình liên đới, nhạy cảm với những tình cảnh của người Di dân.

= Cổ võ sự dấn thân xã hội của người Ki tô hữu trong tinh thần của học thuyết xã hội cách sống động.

= Tham gia vào các hoạt động xã hội-bác ái của Hội thánh (Caritas, …).

 ————————————–

Chú thích

[1] Christifideles Laici, 26.

[2] X. AG, 2.

[3] G.B. Phạm Minh Mẫn, Quy chế Hội đồng Mục vụ Giáo Xứ TGP TP. HCM, điều 1.

 

[4] Jonathan Yun-ka Tan, “Sứ Mạng ở Á Châu Ngày nay: Một kiểu Thức Thần Học Sứ Mạng Mới,” trong FABC Papers No. 109.

[5] X. AG, 2.

[6] EN, 56.

[7] EN, 14.

[8] Cap. General. 1991. Tài liệu chung quyết, số 60a.

[9] EN, 47.

[10] PO, 5. (PO: Patrologia Orientalis, René Graffin và François Nau, Paris, 1903).

[11] X. GS, 39.