Di tích của một đền thờ có từ 1700 năm đã được khám phá tại Ethiopia. Khám phá này mang đến cho các nhà khảo cổ cái nhìn mới sâu sắc về thời gian Kitô giáo được truyền đến châu Phi vùng nam Sahara.

Audio

Theo một bài báo được đăng trên tạp chí Antiquity, một đền thờ theo kiến trúc Roma, có từ thế kỷ thứ tư, đã được tìm thấy ở Beta Samati, một thị trấn cổ, nơi từng là một phần của nền văn minh Aksum. Di tích của tòa nhà dài khoảng 18 mét, rộng hơn 12 mét, có niên đại từ thời Kitô giáo trở thành tôn giáo chính thức của đế chế Aksum.

Dấu chứng Kitô giáo hiện diện từ rất sớm tại Ethiopia

Tòa nhà ban đầu được phát triển bởi đế quốc Roma với mục đích hành chính. Nhà thờ Kitô giáo nổi tiếng lâu đời nhất ở châu Phi cận Sahara có thể đã được các Kitô hữu sử dụng vào thời hoàng đế Constantino, để làm nơi thờ phượng của họ. Theo Smithsonian, sự khám phá của nhà thờ và nội dung của nó “khẳng định truyền thống Ethiopia, theo đó Kitô giáo được truyền đến nơi này, cách Roma gần 3000 dặm, vào một thời điểm rất sớm.” Nhờ khám phá mới này, giờ đây các nhà nghiên cứu có thể cảm thấy tự tin hơn trong việc ghi nhận thời gian Kitô giáo đến Ethiopia trùng với thời gian của nhà thờ.

Trong khi là một trong những nền văn minh cổ đại ảnh hưởng nhất, thì đế chế Askum lại ít được biết đến nhất. Việc khai quật thị trấn Beta Samati giúp bổ sung vào các khoảng trống trong việc hiểu biết về nền văn minh tiền Askum và Askum.

Các dấu hiệu Kitô giáo

Cả các cổ vật đời và tôn giáo được phát hiện trong và xung quanh vương cung thánh đường, bao gồm một chiếc nhẫn vàng, các tượng gia súc nhỏ, thánh giá, con con dấu có thể được sử dụng cho thương mại và quản trị. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một mặt dây chuyền bằng đá có khắc một cây thánh giá và chữ “tôn kính” được viết theo chữ của người Ethiopia cổ, cũng như các bình đốt nhang. Gần bức tường đền thờ phía đông, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một dòng chữ cầu xin “xin Chúa Kitô ban ân huệ cho chúng con.” (The Christian Post 31/12/2019)

Hồng Thủy – Vatican