Giáo hội Công giáo tham gia chống SIDA cũng như lao phổi và sốt rét ở nhiều cáp độ khác nhau và qua nhiều cơ sở y tế và chăm sóc của mình.
Từ 09-10/10 vừa qua, tại thành phố Lyon của Pháp đã diễn ra Hội nghị bổ sung của Quỹ Thế giới chống SIDA, để tìm kiếm tài trợ chống SIDA.
Phản ứng của Giáo hội Công giáo đáp lại tình trạng khẩn cấp của SIDA và tất cả các đại dịch, có thể được định lượng bằng số lượng bệnh viện, trạm xá, nhà cho người già mà các tổ chức Công giáo quản lý trên toàn thế giới mà Caritas Quốc tế đã báo cáo tại khóa họp bổ sung của Quỹ Thế giới về chống sida cũng như lao phổi và sốt rét.
Quỹ Thế giới chống SIDA
Quỹ Thế giới được thành lập vào năm 2002, được gợi hứng từ Liên Hiệp Quốc và được các nước G8 phê duyệt. Nó được tài trợ 95% bởi các khoản đóng góp cá nhân, và từ năm 2002 đến tháng 07/2019, Quỹ đã quyên góp từ các hỗ trợ của chính phủ hơn 52 tỷ đô la.
“Hội nghị bổ sung” diễn ra ba năm một lần. Mục tiêu của năm nay là tăng thêm 14 tỷ đô la, và nhằm chấm dứt đại dịch SIDA, sốt rét và bệnh lao kể từ năm 2030.
Con số các dịch vụ chăm sóc của Giáo hội
Sự tham gia của Giáo hội Công giáo được thấy rõ qua số lượng lớn các cơ sở y tế Công giáo cung cấp dịch vụ chăm sóc ở nhiều cấp độ khác nhau. Dữ liệu năm 2018 đề cập đến 5.287 bệnh viện và 15.397 trạm xá, ngoài ra còn có 15.722 chương trình nội trú cho người già và người khuyết tật mãn tính.
Các giá trị Kitô giáo là quy tắc hoạt động của Caritas Quốc tế
Quỹ Thế giới nhìn nhận công việc của các tổ chức được cảm hứng từ Công giáo, và từ năm 2015-2018 đã hỗ trợ cho các tổ chức này 1,1 tỷ đô la. Tuy nhiên, vẫn còn vấn đề ý thức hệ. Bởi vì các tổ chức quốc tế viện trợ để chống lại SIDA cũng viện trợ các chương trình đi ngược với giáo lý Công giáo, ví dụ, việc phân phối bao cao su.
Đây là một vấn đề mà các tổ chức Công giáo nhận thức rõ ràng. Tất cả các hoạt động cộng tác với các tổ chức quốc tế được thực hiện theo các giá trị Kitô giáo, đã được ký kết trong bản ghi nhớ với Tổ chức chống lại SIDA của Liên Hiệp Quốc và một lá thư thỏa thuận với Quỹ Thế giới, nêu rõ ràng những gì Giáo hội làm, những gì Giáo hội không làm, những gì Giáo hội có thể chấp nhận và những gì không thể chấp nhận.Giáo hội hợp tác là vì hợp tác của gia đình nhân loại, đặc biệt là vì những người dễ bị tổn thương nhất.
Dấn thân lâu dài của tổ chức Caritas Quốc tế
Tổ chức Caritas Thế giới đã dùng số tiền tài trợ của Quỹ Thế giới vào các hoạt động như phân phát màn ngủ diệt côn trùng cho 70 triệu người ở Nigeria, phân phối vắc-xin chống sốt rét cho 6,5 triệu trẻ em ở bốn quốc gia trong khu vực Sahel, trợ giúp các tù nhân ở Mali kiểm soát chống bệnh lao, phân phát thuốc cho 122.000 người có HIV dương tính tại Cộng hòa Dân chủ Congo, đào tạo các nhân viên trong chương trình chống HIV ở Guinea.
Đây là một phần trong sự dấn thân lâu dài của tổ chức Caritas Quốc tế. Từ năm 1999, Caritas Quốc tế đã trở thành một tổ chức phi chính phủ có quan hệ chính thức với Tổ chức Y tế Thế giới. (ACI 16/10/2019)
Hồng Thủy – Vatican