Ngày 29/10 vừa qua, Tổng thống Sri Lanka, ông Maithripala Sirisena, đã gửi một thông báo cho Giáo hội địa phương, chính thức công nhận Đền thánh Đức Mẹ là một trong các nơi thánh của quốc gia. chính phủ Sri Lanka đã tuyên bố Nhà thờ Công giáo Đức Bà Madhu nằm ở tây bắc nước này là “nơi thánh”.
Tổng thống Maithripala Sirisena của Sri Lanka (AFP or licensors)
Đền thờ là biểu tượng của sự hiệp nhất
Người Công giáo Sri Lanka, một thiểu số ở một quốc gia đa số là Phật giáo, đã vui mừng đón nhận quyết đinh. Đền thờ đã trở thành một biểu tượng của sự hiệp nhất không chỉ giữa người giàu và người nghèo, mà còn giữa chủng tộc Sinhalese, đa số theo Phật giáo và sắc tộcTamils, chủ yếu theo Ấn giáo, những người thường đến viếng nhà thờ và chia sẻ thức ăn của họ với các tín đồ đạo khác.
Nơi đón tiếp người tị nạn
Nhà thờ Đức Bà Madhu được thánh hiến năm 1944 và có một tượng Đức Mẹ được người Hà Lan mang đến vào thế kỷ XVII và luôn thu hút nhiều người. Nhà thờ tọa lạc ở trung tâm của nơi từng xảy ra cuộc nội chiến ở nước này giữa các năm 1983 và 2009. Nó nằm trong vùng do nhóm ủng hộ độc tập “Hổ Tamil” kiểm soát. Trong thời gian chiến tranh, nhóm Hổ Tamil đặt chất nổ và mìn trên khu vực xung quanh đền thờ. Nhà thờ đã bị thả bom bởi các nhà hoạt động ủng hộ độc lập vào tháng 11/1999, giết chết 37 người, bao gồm cả trẻ em.
Đức Giám mục của Mannar, giáo phận nơi có Nhà thờ, thường kêu gọi cả hai bên xung đột không tấn công thường dân và cứu khu vực xung quanh nhà thờ, nhưng không bao giờ họ lắng nghe lời ngài. Kể từ năm 1990, Nhà thờ đã tiếp đón hàng ngàn người tị nạn. (cath. ch 04/11/2019)
Hồng Thủy – Vatican