“Tại đây ý Thiên Chúa được thi hành, khi Người muốn và như Người muốn”

THÁNH GIÊRAĐÔ

Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế ( 1726 – 1755 )
 
 

THỜI NIÊN THIẾU GIÊRAĐÔ MAJELLA (1726-1743)

Murô Lucanô là một làng nhỏ cách Nêapôli (miền Nam Italia), chừng 20 cây số. Dân chúng đến lập nghiệp tại đây. Kẻ trước, người sau, xây nhà cái cao, cái thấp, dọc theo sườn núi Apenna. Ánh mặt trời buổi sáng chiếu qua cửa lớn, nhỏ, vào tận trong phòng. Từ xa, trông rực rỡ lạ thường. Người dân ở đây sống bằng nhiều nghề khác nhau: May vá, xây cất, đốn củi, làm ruộng, trồng nho. Con đường ngoằn ngơèo trước dãy nhà rộng chừng 5 thước. Vì sợ trẻ con chơi đùa, trượt chân, ngã xuống dốc đá lởm chởm, nên các hương chức trong làng hô hào mỗi nhà làm hàng rào chắc chắn. Các bậc cấp xuống thung lũng, phải có cửa. Người lớn, trẻ con ở đây phần nhiều đi chân không. Các bà, các cô ra đường đều trùm khăn hoặc đội nón to vành, che nắng.

******

Anh Đôminicô Majella và chị Bênêđita Gabella thành hôn tại nhà thờ Đức Mẹ trên núi. Anh làm thợ may, chị giúp khâu khuy, nút, vá áo quần cho các gia đình lân cận. Vợ chồng làm việc luôn tay, nhưng không dư bao nhiêu, vì anh chị đạo đức, thương người nghèo cực hơn mình. May quần áo cho họ, chỉ lấy chút ít tiền công. Mỗi ngày, chị Bênêđita lo việc nhà, nhưng đến chiều, chị dẫn các em nhỏ xuống suối tắm rửa, giặt quần áo cho chúng. Cái nào rách, chị đem về vá, trong lúc cha mẹ các em đang vất vả ngoài đồng hoặc gánh củi từ rừng sâu về. Chúa cho anh chị sinh 3 gái, 1 trai: Brigitta, Anita, Elisabetta và Giêrađô. 9 năm chung sống, vợ chồng hạnh phúc nhìn 4 đứa con thơ bé, dễ thương, mái tóc huyền, cặp mắt to, đen láy, da dẻ hồng hào. Thêm 4 miệng ăn, anh chị Đôminicô phải cố gắng làm việc. Có ngày đủ sống, nhưng ngày thiếu nhiều hơn. Anh chị bớt phần mình cho các con.

*******

Giêrađô sinh ngày 6-4-1726. Theo luật, bé được rửa tội sau hai ngày chào đời. Từ lúc lọt lòng mẹ, bé Giêrađô đã có nhiều dấu lạ khác thường: Không bao giờ khóc đòi bú. Chị Bênêđita săn sóc con tận tình. Những ngày thứ sáu, thứ bảy, bé bú rất ít, dỗ dành, bắt bé cách nào, bé cũng không chịu. Khi bé được 6 tháng, cho ăn bánh mì chấm nước xúp, bé cũng giữ đúng như thế. Ban đầu, chị Bênêđita rất ngạc nhiên, nhưng về sau, chị nghĩ: bé được ơn Chúa soi lòng, giữ chay những ngày ấy, để tôn kính Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Chị vui mừng, thầm cảm tạ ơn Chúa, và thường hát ru con bằng lời này:

– Con dấu yêu của mẹ. Xin Chúa chúc lành cho con!

Qủa thật, Chúa đã ban cho Giêrađô biết cầu nguyện sốt sắng, lúc bé chưa đầy 5 tuổi. Bé cũng chơi đùa với bạn bè, nhưng không bao giờ đánh nhau. Nghe một đứa bạn nào nói lời xúc phạm Chúa, bé bịt tai chạy về nhà. Bà mẹ biết con yêu thích làm đẹp lòng Chúa, bà giúp cho dọn bàn thờ nhỏ, và xem con sắp xếp thế nào. Cậu xin mẹ đặt bàn thờ vào góc nhà, ở giữa cậu để tượng Thánh giá, bên phải là tượng Đức Mẹ, phía trái tượng Thánh Giuse. Trước Thánh giá, cậu chưng tượng Đức Thánh Micae, tượng các Thánh nam, nữ đứng vòng quanh. Thấy con còn nhỏ đã biết cách xếp đặt các tượng, bà mẹ hiểu Giêrađô hết lòng tôn kính Chúa chịu nạn, Đức Mẹ, Thánh cả Giuse và Tổng lãnh Thiên Thần Micae.

 

*******

Phía Nam làng Murô, trên đỉnh đồi cao, có một nhà thờ dâng kính Đức Mẹ. Dân chúng xa gần đến cầu xin Đức Mẹ ơn này, ơn khác. Tuy đường lên đó hẹp, đầy đá sỏi, khó đi, nhưng trước tượng Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng thường có người cầu nguyện lâu giờ. Bà năng đến đọc kinh, dự lễ tại đây. Khi Giêrađô lên 6, bà thường dắt bé đi theo. Chính trong nhà thờ này, Chúa Giêsu Hài Đồng đã tỏ lòng ưu ái bé Giêrađô thanh sạch, đơn sơ. Ngày nọ, Giêrađô một mình trèo lên núi, vào nhà thờ, cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Cậu đang sốt sắng đọc kinh Kính mừng, thì Chúa Hài Đồng rời khỏi tay Đức Mẹ, xuống đất chơi đùa với Giêrađô. Đến trưa, Giêrađô phải về nhà. Khi từ giã, Chúa Hài Đồng cho Giêrađô một chiếc bánh trắng phảng phất mùi thơm, Giêrađô vui mừng đem về cho mẹ. Bà Bênêđita ngạc nhiên, vì các gia đình ở đây làm bánh mì bằng bột lúa mạch, màu nâu. Bà hỏi con:

– Ai cho con chiếc bánh này?

– Con đến nhà thờ trên đồi, cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ và cậu bé trên tay Mẹ xuống chơi với con. Khi con ra về, cậu cho con cái bánh này!

Bà Đôminicô biết Chúa Hài Đồng đã thương yêu con mình cách riêng nên cầm chiếc bánh lạ trong tay, bà quỳ xuống tạ ơn Chúa và đến kể cho chồng nghe mọi sự. Sau bữa ăn bánh mạch nha, chấm nước xúp, ông Đôminicô bảo các con:

– Đây là chiếc bánh Chúa Hài Đồng ban cho em Giêrađô, ba sẽ chia cho mỗi người một miếng, các con đừng nói chuyện này với ai. Đó là một sự khoe khoang, ba mẹ nghĩ Chúa không muốn. Đàng khác, các con cứ để mặc em Giêrađô đến nhà thờ một mình.

Bà mẹ cắt nghĩa cho Giêrađô hiểu, cậu bé Đức Mẹ bồng trên tay là Chúa Giêsu Hài Đồng. Nghe vậy, Giêrađô càng yêu mến Chúa và Đức Mẹ hơn. Được phép cha mẹ, mỗi sáng Giêrađô đi thẳng tới nhà thờ, đến quỳ trước tượng Đức Mẹ cầu nguyện sốt sắng hơn trước. Chúa Hài Đồng vẫn xuống chơi đùa và cho Giêrađô chiếc bánh lạ ấy.

 

*******

 

Hai mươi năm sau, khi Giêrađô đã vào Dòng Chúa Cứu Thế, một lần, chị Brigitta đến thăm, nhắc lại chuyện này và bảo:

– Tượng Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng vẫn ở chỗ cũ. Có dịp em về, cầu nguyện như ngày xưa.

Giêrađô vui cười trả lời:

– Nay em không cần đi đâu nữa, lúc nào em cũng có thể gặp Chúa và Đức Mẹ.

Bé Giêrađô không ưa chỗ ồn ào, náo nhiệt. Nơi cậu thích là bàn thờ nhỏ bên góc nhà. Cậu thường ẩn vào đây để cầu nguyện. Một hôm, cậu đang chơi đùa với các bạn cùng tuổi trên bãi cỏ xanh, cậu nảy ra ý kiến này:

– Các bạn ơi! Chúng ta hãy đi kiệu!

Giêrađô kết hai cành cây thành hình Thánh giá. Cậu dẫn các bạn đến treo Thánh giá trên cây, rồi cùng đứng vòng quanh.

– Chúng ta hãy quỳ xuống thờ lạy Thánh giá!

Tất cả quỳ xuống cầu nguyện sốt sắng. Bỗng từ cây Thánh giá chiếu ra ánh sáng chói lòa, bọn trẻ phải lấy bàn tay che mắt lại. Người dân ở quanh đó sửng sốt vì ánh sáng lạ lùng này. Riêng Giêrađô còn nhìn thấy Đức Mẹ, bế Chúa Hài Đồng hiện ra đứng trước Thánh giá. Từ khi được ơn lạ này, tâm hồn Giêrađô ngày càng cháy lửa yêu mến Chúa và Đức Mẹ nồng nàn hơn. Cơ thể Giêrađô yếu ớt, nhưng mỗi ngày, cậu ăn ít đi, để hãm mình cầu nguyện cho những người chưa biết Chúa. Bà Bênêđita ứa nước mắt than thở với chồng: Bé Giêrađô chúng ta, muốn ăn chay mỗi ngày. Ép lắm, cũng chỉ ăn một bát xúp. Chắc ít lâu nữa, nó còn da bọc xương!

 

*******

Giêrađô lên 7, cha mẹ cho đi học. Cậu sáng dạ, chăm chỉ. Thầy giáo và các bạn đều cảm phục trí thông minh xuất chúng của cậu. Đến giờ giải trí, cậu cũng chơi đùa với các bạn. Khi nghe bạn nào nói lời thô tục, Giêrađô không bị tai, chạy về nhà nữa mà hiền từ can ngăn, không làm ai phật ý. Từ đó, những tiếng xúc phạm đến Chúa bớt dần, nhất là khi có Giêrađô cùng chơi…Mỗi sáng Chúa nhật, Giêrađô theo mẹ đến nhà thờ. Quỳ bên mẹ, cậu cầu nguyện sốt sắng cùng Chúa Giêsu ngự trong Nhà tạm. Khi cha sở dâng lễ, đọc lời truyền Mình, Máu Chúa Kitô, Giêrađô sấp mình thờ lạy, nét mặt cậu sáng lên, tin thật Chúa Giêsu đang hiện diện trên bàn thờ. Những người quỳ gần, nhất là mẹ, thấy cậu như một Thiên Thần nhỏ, đang cung kính chầu Chúa.

Một hôm, mẹ và giáo dân lên rước Chúa, Giêrađô cũng đi theo, nhưng cha sở thấy cậu còn quá nhỏ, nên không cho, Giêrađô rất buồn, trở về quỳ sát vào người mẹ, như thông công cùng mẹ, thờ lạy Chúa Giêsu.

Chúa rất thương yêu tâm hồn trẻ thơ này, nên tối hôm ấy, Đức Thánh Micae ban Mình Thánh cho cậu. Giêrađô đơn sơ thuật lại với mẹ biết ơn lạ này. Từ đó, Giêrađô được rước Chúa mỗi tối Chúa nhật. Có khi chính Chúa Giêsu ban Mình Thánh cho cậu. Một hôm, Giêrađô vào nhà thờ, đến quỳ gần nhà tạm. Lúc đó, có vị Linh mục đang đọc kinh Nhật tụng, lấy làm lạ, hỏi:

– Con làm gi ở đây?

– Thưa Cha, Chúa Hài Đồng ở trong nhà tạm vừa cho con rước Mình Thánh.

 

******

Được nhiều ơn lạ, Giêrađô yêu mên Chúa Thánh Thể hết lòng. Mỗi chiều, khi nghe chuông nhà thờ, Giêrađô gọi các bạn:

– Anh em ơi! Chúa lập phép Thánh Thể để ở cùng chúng ta đêm ngày. Các bạn hãy đến thờ lạy Người.

Giêrađô đi trước, các bạn theo sau, vừa đi, vừa hát Thánh ca ngợi khen Chúa. Đến nhà thờ, cậu bước thẳng tới gần cung thánh, thờ lạy, cầu xin Chúa cho mọi người trên mặt đất nhìn nhận Chúa là Cha. Giêrađô yêu mến Đức Mẹ hết lòng, như con thảo đối với mẹ hiền. Xin ơn gì, cậu đều nhờ Đức Mẹ bầu cử. Cậu tin chắc lời Đức Mẹ nói với Chúa Giêsu, mạnh thế hơn triều thần thánh trên trời.

Mỗi tối, sau bữa ăn, cậu rủ các bạn nhỏ, đến bãi cỏ xanh, gần cây cổ thụ, nơi mà trước đây cậu và các bạn đã thấy phép lạ ánh sáng. Treo ảnh Đức Mẹ lên thân cây, các em bắt đầu lần chuỗi Mân côi. Tiếng đọc kinh “Lạy Cha…Kính mừng” rập ràng, vang lên khắp cùng thôn, xóm. Người lớn đến xem, thấy vậy, cũng tham gia. Ban đầu ít, về sau, các ông bà già chống gậy tới đọc kinh chung với các em. Bầu không khí đạo đức sốt sắng, bao trùm tất cả mọi người. Từ đó, việc lần chuỗi Mân côi, sau bữa ăn tối, trở thành một thói quen tốt lành. Theo lời mẹ dạy, Giêrađô xin một người lớn tuổi làm đầu buổi đọc kinh, lần chuỗi.

 

*******

Một hôm, Giêrađô theo mẹ và giáo dân Murô, hành hương đến Nhà thờ Đức Mẹ núi Capôsêlê. Đang khi sấp mình cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ, Giêrađô ngất trí thấy Đức Mẹ hiện ra cho biết: Chính nơi đây, Mẹ sẽ rước cậu về Thiên Đàng. 20 năm sau, mọi sự xảy đến như lời Mẹ hứa.

Năm Giêrađô lên 9, cha mẹ cậu lãnh của người láng giềng 20 con cừu, giao cho cậu chăn giữ. Một đêm kia, nhân lúc trời mưa, kẻ trộm lẻn vào chuồng bắt mất một con. Ông bà Đôminicô lo lắng, không biết lấy gì đền cho người ta, nhưng Giêrađô thưa:

– Xin bố mẹ yên tâm, chốc nữa con cừu ấy sẽ về. Cậu sấp mình cầu nguyện, và con cừu kia, từ đâu chạy về nhập vào đàn.

 

******

Năm lên 10 tuổi, Giêrađô được rước lễ vỡ lòng. Cậu sung sướng hết sức. Lòng trông mong ao ước từ lâu, nay được toại nguyện. Cha giải tội cho phép cậu rước Chúa mỗi tuần hai lần: Thứ năm và Chúa Nhật. Giêrađô ước ao kết hiệp với Chúa đêm ngày. Mỗi ngày sau giờ học, cậu chạy tới nhà thờ, sấp mình thờ lạy Chúa trong Nhà Tạm lâu giờ, có khi cậu quên về, các chị phải đến gọi vì trời đã tối. Thứ tư và thứ bảy, cậu đi xưng tội để rước Chúa ngày hôm sau. Cậu hiểu rõ: Linh hồn càng thanh sạch, Chúa sẽ yêu thương nhiều hơn. Được rước Chúa, Giêrađô muốn bắt chước Chúa chịu chết vì yêu thương loài người. Vì thế, cậu hãm mình bằng nhiều cách: bớt phần ăn mỗi ngày cho người nghèo. Ban đêm, cậu quỳ cầu nguyện, lần hạt Mân côi, đến khuya mới đi ngủ. Cuộc sống khổ hạnh làm Giêrađô gầy yếu hẳn đi, mẹ cậu khuyên:

– Có sức mạnh là nhờ ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ. Con không nên hãm mình thái quá như vậy: Nếu con quá yếu, không thể học hành và lao động tay chân được. Theo mẹ nghĩ: Con nên bắt chước gương Đức Mẹ: Mọi việc Mẹ làm đều vì lòng Mến Chúa.

Giêrađô hiểu: “Vâng lời mẹ, đẹp lòng Chúa hơn hãm mình phạt xác”. Cậu ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ, sức khoẻ tăng dần.

 

HỌC NGHỀ MAY

Năm 1738, chị Brigitta về nhà chồng. Ông Đôminicô Majella suốt ngày cặm cụi may vá, ít khi ông đứng dậy, vươn vai một cái, không khí trong nhà ngột ngạt, đầy bụi bặm thiếu ánh sáng mặt trời. Vì thế ông nhiễm bịnh phổi không có tiền uống thuốc, sức khoẻ ông kém dần. Và một đêm kia, ông ho sù sụ, máu trào lên miệng đông đặc lại, ông từ giã cõi đời. Tang tóc giáng xuống trên gia đình, mất người chồng dấu yêu, suốt đời lao nhọc kiếm tiền nuôi vợ con, bà Bênêđita nước mắt chan hòa, quỳ phục xuống trước Thánh giá, xin Chúa trợ giúp. Từ lâu, trong nhà không đủ ăn, nay lại càng thiếu thốn hơn, bà bảo Giêrađô:

– Ba con đã về với Chúa. Chị cả con lấy chồng, hai chị Anita và Elisabetta một ngày kia, cũng từ giã ngôi nhà này. Chỉ còn con nối dòng họ Majella. Mẹ đã bàn với chú Martinô dạy con nghề cắt may. Mẹ không đủ khả năng truyền nghề này cho con. Ngày mai con đến trường xin thôi học, khi trở về, mẹ sẽ dẫn con đến nhà chú.

Giêrađô vâng lời mẹ, tuy từ ngày được rước Chúa, lòng cậu ước ao khi lớn lên sẽ xin phép vào tu trong Dòng nào đó. Tay cầm túi xách nhỏ, đựng kim chỉ, thước đo và kéo của ba để lại, Giêrađô lủi thủi theo sau mẹ.

 

******

Thấy cháu gầy yếu, chú Martinô không muốn nhận. Vì nể bà chị ông đành phải chịu. Trước hết, Giêrađô học làm khuy, nút vá áo quần rách v.v.v..Một anh thợ cũ, dạy cho Giêrađô. Anh thợ này bản tính thô bạo, cộc cằn, thấy Giêrađô hiền lành, bắt nạt cậu bé đủ điều. Giêrađô nhẫn nại, làm thinh chịu đựng, chỉ thầm thì cầu nguyện. Hắn càng điên tiết lên:

– À! Mày đọc kinh hả? Tao cho mày cầu nguyện mặc sức!

Bàn tay hộ pháp nó nắm cổ Giêrađô, đè đầu xuống đất, Giêrađô gần nghẹt thở, nhưng trong lòng vui mừng, vì được nên giống Chúa chịu nạn. Có lần Giêrađô quỳ cầu nguyện, nhưng hai tay vẫn làm việc. Hắn nắm tóc cậu kéo đứng lên đánh đấm rất tàn nhẫn, Giêrađô kêu:

– Xin anh cứ đánh! Mạnh hơn nữa đi! Em đáng tội lắm!

Có lần anh ta bắt Giêrađô nằm sấp xuống đất, lấy thước gỗ đánh vào lưng, vào mông rất mạnh, Giêrađô đau quá nhưng chỉ than thở:

– Lạy Chúa! Con xin vâng theo thánh ý Chúa!

Hôm ấy, Giêrađô đang ngồi may trên ghế bị tên thợ kia đá nhào xuống đất. Vừa lúc, chú Martinô đi vào, thấy vậy, hỏi:

– Làm sao cháu bị ngã?

– Thưa chú, cháu ngồi xuống ghế vô ý bị hụt té, nhưng không sao hết!

Lẽ ra tên thợ độc ác kia phải cảm động trước câu trả lời của Giêrađô, đàng này, hắn càng hung dữ, hành hạ cậu bé hơn trước. Một buổi sáng, vì bận giúp mẹ chút việc, Giêrađô đến trễ, tên thợ thừa dịp đánh cậu bé rất tàn nhẫn. Giêrađô chỉ mĩm cười đáp lại những cú đấm đá. Tên thợ tức giận, hét to:

– Mày dám cười tao hả?

– Em không dám cười anh đâu? Em vui mừng vì Chúa đánh em!

Giêrađô chỉ ước ao nên giống Chúa chịu đóng đinh, nên bao nhiêu đấm đá, roi đòn, tên thợ đánh trên thân thể gầy yếu, Giêrađô vui vẻ đón nhận, như món quà quý Chúa ban. Tất cả những cực hình Giêrađô hứng chịu, từ ngày đi học nghề may, mẹ Bênêđita và chú Martinô không hay biết gì. Nhưng Chúa không muốn Giêrađô hãm mình phạt xác cách này lâu hơn. Một buổi chiều Giêrađô ra về, chú Martinô theo sau xa xa. Thấy Giêrađô đi vào con đường tắt, trèo lên núi vào nhà thờ Đức Mẹ. Điều này càng gợi tính tò mò của ông. Giêrađô đến gần cung thánh, sấp mình xuống đất, thờ lạy Chúa ngự trong nhà tạm lâu giờ. Ông Martinô mới nghĩ ra:

– Chúa ơi! Lâu nay, con dạy một đấng thánh học may mà con không biết!

Ông trở về tra hỏi tên thợ đã đối xử thế nào với Giêrađô. Hắn khai ra hết và xin nghỉ việc. Từ đó Giêrađô đỡ khổ, nhưng mất dịp chịu khó vì Chúa. Tuy vậy, con đường chông gai Giêrađô mong ước vẫn còn. Chiều nào cũng vậy Giêrađô trở về nhà, thường đi con đường tắt ít người qua lại, để suy gẫm, lần hạt Mân côi. Một hôm, trên đường về, đang khi chăm chú lần chuỗi, chân cậu đụng vào đá sỏi làm bầy chim đậu trên hàng rào hoảng sợ, đập cánh bay lên không trung. Trong lúc đó, một người thợ chuyên dùng súng hai nòng, đang nhắm bắn bầy chim. Thấy chim bay loạn xạ anh ta tiếc hùi hụi, chạy đến vả vào mặt Giêrađô. Nhớ lời Chúa dạy, cậu chìa má kia cho anh ta đánh tiếp. Hắn vừa vả Giêrađô bôm bốp, vừa mắng:

– Mày đuổi chim bay đi, không cho tao bắn, lại còn nhạo báng tao nữa sao?

Hắn lại đấm đá túi bụi vào thân thể gầy còm Giêrađô. Được dịp chịu khó vì Chúa, Giêrađô rất thích. Lúc đó, người con trai lớn của chú Martinô đi ngang qua thấy vậy, đến kéo tên thợ săn ra xa giải thích cặn kẽ. Tên thợ thấy mình sai, chạy lại xin lỗi Giêrađô.

******

Tiệm may có ngày nhiều hàng, cần Giêrađô ở lại giúp. Chú Martinô dọn cho cháu một giường nệm nhưng Giêrađô can:

– Chú đừng bận tâm. Cháu nằm trên nền nhà dễ ngủ hơn! Người trong nhà ngạc nhiên. Ông Martinô hiểu rõ: Đó là cách Giêrađô hãm mình.

Vườn nho của gia đình bắt đầu chín. Ông Martinô nói với Giêrađô:

– Nhờ cháu canh giữ với con trai của chú ít lâu, cho đến khi hái hết trái.

– Vâng, cháu chạy về cho mẹ chau hay rồi trở lại giúp chú.

Thường đêm Giêrađô suy gẫm, cầu nguyện đến khuya mới ngủ. Tối hôm đó, Giêrađô làm một cây Thánh giá vác trên vai, cầm đuốc đi quanh chòi hát Thánh vịnh nhớ đến sự Thương Khó Chúa Giêsu. Cậu sơ ý đứng đầu gió, tàn lửa bay lên mái chòi tranh, bốc cháy sáng rực. Con trai chú Martinô la lên, kêu những người trong các chòi gác vườn nho chung quanh tới cứu. Giêrađô trấn an:

– Anh đừng sợ! Không sao đâu!

Cậu làm dấu Thánh giá, lửa tắt ngay. Mái chòi vẫn còn nguyên vẹn. Các người lân cận chạy đến thấy tận mắt sự lạ này, đã loan truyền đi khắp vùng.

Một hôm, ông Martinô lãnh may áo cho khách. Vì sơ ý đã cắt hơi ngắn. Sợ phải bồi thường nhiều tiền, vì vải quý Giêrađô nói:

– Chú yên tâm, để cháu sửa lại!

Cậu nhìn lên trời cầu nguyện rồi cầm tấm vải kéo. Tự nhiên vải dài ra.

 

GIÚP VIỆC ĐỨC GIÁM MỤC CLAUDIA ALBINI Ở LACEDONIA

 

Sau 3 năm học may, Giêrađô đã thành thợ giỏi, lúc lên 15 tuổi. Ngày 5 tháng 6 năm 1740, Giêrađô lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, Giêrađô ao ước được vào tu trong một dòng nào đó. Ở Murô có tu viện các cha dòng Capucinô. Dòng này có hai bậc: Linh mục và Tu sĩ. Nhưng cha Viện trưởng bảo cậu:

– Con ốm yếu thế kia làm sao chịu được khổ hạnh bậc tu trì? Vả lại, đối với bậc nhất thì con quá lớn, bậc nhì lại chưa đủ tuổi. Thôi con hãy trở về nhà đi!

Bị từ chối, Giêrađô không nản lòng, cậu đến gặp cha Bônaventura Gabelle, anh ruột của mẹ. Vừa nghe ý định của cháu xin vào bậc tu sĩ, cha đã bật cười:

– Không được đâu cháu! Dòng Phanxicô ngoài giờ lo việc thiêng liêng, các tu sĩ phải lao động cật lực. Cháu gầy gò ốm yếu, thấy rõ bộ xương sườn làm sao đủ sức làm việc tay chân?

Giêrađô buồn bã chào cậu ra về. Mộng đi tu trở thành mây khói! Trời đang lạnh thấy cháu mặc bộ quần áo mỏng. Cậu gọi cháu trở lại:

– Cháu đợi cậu một lát!

Giêrađô không hiểu cậu gọi trở lại làm gì, nghĩ thầm:

– Hay là cậu vào xin cha Bề trên nhận mình?

Thấy cậu bước ra, trên tay cầm cái áo nỉ tươi cười:

– Cháu khoác áo choàng này cho ấm!

Vừa ra khỏi cổng, Giêrađô gặp một cụ già ăn mặc rách rưới, run lẩy bẩy chìa tay:

– Xin cậu bố thí cho lão chút ít!

Giêrađô cởi chiếc áo, choàng lên người cụ:

– Cháu không sẵn tiền. Xin biếu bác áo này mặc cho ấm!

Vài tuần sau, chú Bônaventura nhân dịp đến Murô ghé thăm em gái, hỏi Giêrađô:

– Tại sao cháu lại biếu người ăn xin cái áo choàng cậu cho cháu!

– Xin cậu thứ lỗi, cháu thấy ông lão lạnh run lập cập, cần áo ấm hơn cháu!

Cha Bônaventura cảm phục đứa cháu đầy lòng bác ái.

*******

Thấy chưa đến ngày Chúa cho vào dòng, Giêrađô trở lại làm nghề thợ may kiếm tiền nuôi mẹ và hai chị.

Năm sau, Giêrađô lên 16. Hai chị Anita, Elisabetta lần lượt lập gia đình về nhà chồng. Chỉ còn hai mẹ con, anh xinh phép mẹ đến Lacedonia để giúp việc cho Đức Giám Mục Claudia Albini. Trước đdây, ngài đã ban phép Thêm sức cho anh. Đức Giám Mục Claudia Albini thông thái, làm chuyên viên luật Hội thánh, kiêm coi sóc địa phận Lacedonia. Nhưng bản tính ngài rất nóng nảy, không ai giúp việc ngài được lâu. Tiếng đồn tính nóng nảy ngài lan ra khắp vùng. Giêrađô cũng biết điều này nhưng anh không lo sợ. Hôm sau, nhà này đưa tin cho nhà khác:

– Đức Giám Mục của chúng ta có người giúp việc mới! Để xem chú thanh niên này chịu đựng được bao lâu?

Qủa thật, tiếng đồn không sai, Đức Giám Mục Albini tính nóng như lửa. Ngài khiển trách Giêrađô đủ điều: nào là quét nhà, lau bàn không sạch, nào là quần áo ngài thường dùng không ủi, xếp đàng hoàng…v.v.v.. Nhưng Giêrađô luôn luôn tươi cười, thinh lặng. Anh vui thích ở đây vì gần nhà thờ có Chúa Giêsu hiện diện trong nhà tạm. Phần ăn, anh chỉ dùng một nửa còn thì giúp các ông bà già nghèo cực.

Một thầy thuốc thấy anh xanh xao, hỏi:

– Anh đau bịnh gì không? Sao anh gầy nhom như vậy?

– Thưa ông, tôi vẫn khoẻ bình thường.

Thầy thuốc không tin, kéo anh lại gần bảo cởi áo ra, thấy anh đang mặc một áo vải thô cứng, làm xây xát da thịt phía trước, sau lưng và hai vai.

Làm hết việc trong Toà Giám mục rất vất vả, mệt nhọc, nhưng Giêrađô không phàn nàn một tiếng. Sau bữa ăn tối, anh được tự do vào nhà thờ, đến quỳ bên nhà tạm suy gẫm sự Thương khó Chúa Giêsu, lần hạt Mân Côi, nửa đêm mới về ngủ. Những ngày Đức Giám mục đi họp ở Rôma, Giêrađô lo mọi việc trong nhà. Sau bữa ăn trưa, anh vào nhà thờ tâm sự với Chúa Giêsu Thánh Thể cho đến tối, có khi suốt đêm. Vài giáo dân trên đường đi, ghé vào viến Chúa, thấy Giêrađô quỳ bất động như tượng đá trước nhà tạm ai cũng cảm phục. Từ đó, nhiều người theo gương anh đến viếng Mình Thánh Chúa mỗi chiều.

Những kẻ ở gần Tòa Giám mục và ngay cả anh đầu bếp, thấy Giêrađô vất vả làm việc luôn tay vẫn bị ngài la mắng, đã bảo:

– Chú có nghề may giỏi, sao không về nhà làm công việc đó? Tội gì mà ở đây để bị quở trách từ sáng đến tối?

Giêrađô vui vẻ trả lời:

– Bà con không biết rõ đâu! Đức Giám mục đối với tôi rất tốt, nếu tôi bị la rầy là do lỗi tôi. Tôi thích công việc này hơn ngồi may, tôi muốn giúp Đức Giám mục trọn đời. Nghe vậy mỗi người có ý nghĩ riêng, kẻ cho rằng:

– Chú giúp việc này hơi mát!

Người khác nói ngược lại:

– Không phải chú ấy mát đâu, mà khôn ngoan hơn chúng ta nhiều, chú thích ở đây vì hai lý do: một la lập công chịu khó bởi tính nóng của Đức Giám mục, hai là ngày đêm chú được ở gần Chúa Giêsu ngự trong nhà Tạm.

Các ông bà già thấy tận mắt Giêrađô cầu nguyện, gật đầu tán thành:

– Đúng, chú nhỏ này là một vị thánh, một thiên thần giáng thế! Không phải người bình thường như chúng ta đâu!

Một hôm, Đức Giám mục đi vắng, Giêrađô quét, lau các phòng xong, khóa cửa đi ra giếng công cộng múc nước tưới cây. Đang khi thả gàu, chùm chìa khóa trong tuí áo rơi xuống giếng sâu. Anh lo sợ Đức Giám mục trở về không có chìa khóa mở cửa cho ngài. Biết làm sao đây? Những người đến gánh nước bàn với anh:

– Giếng sâu, nước nhiều, không thể lội xuống mò tìm được. Chú nên đi kêu người thợ khoá làm cái khác.

– Rèn chìa khóa mất nhiều thời gian mà Đức Giám mục sắp về tới!

Một ý nghĩ táo bạo đầy đức tin lóe lên trong đầu, Giêrađô chạy vào phòng thánh ôm tượng Chúa Hài Đồng ra, cột dây vào tượng Chúa và cầu nguyện:

– Xin Chúa Hài Đồng lấy chùm chìa khóa dưới đáy giếng lên giúp con!

Anh thòng dây thả tượng Chúa Hài Đồng xuống đáy giếng. Một lúc sau anh kéo lên, mọi người hồi hộp chờ đợi. Một sự lạ đã xảy ra, tay Chúa Hài Đồng có chùm chìa khóa! Tất cả đều la lên:

– Phép lạ! Phép lạ! Ông Thánh! Ông Thánh!

Về sau, người ta đặt tên là “Giếng Giêrađô”, và cũng từ đó, giáo dân nhất là trẻ con yêu mến Chúa Hài Đồng hơn trước. Phép lạ này được loan truyền khắp nơi. Thiên hạ gần, xa đến múc nước “Giếng Giêrađô” xem như một thứ nước thánh, chữa nhiều bệnh phần hồn, phần xác.

Giếng Thánh Giêrađô

(Nguồn hình: từ blog của bạn Mare Red- ChốnBìnhYên)

 

TRỞ VỀ MURÔ, LÀM THỢ MAY

Ngày 30 tháng 5 năm 1744, Đức Giám mục Albini đột ngột qua đời. Giêrađô giúp việc ngài được 3 năm. Anh nghĩ mọi việc xảy ra đều do Thánh ý Chúa. Anh nán lại đây ít lâu, đến gõ cửa Dòng Phanxicô lần nữa. Cha Bônaventura đã lên chức Bề trên vẫn lắc đầu từ chối không nhận Giêrađô vào Dòng. Trên đường về, Giêrađô gặp một bà già xách giỏ quần áo ra bờ sông giặt. Anh xách giùm và giúp bà giặt đem lên trải phơi trên thảm cỏ xanh. Bỗng trời mưa lớn, hai bà cháu vào núp dưới gốc cây. Đến xế chiều, mưa vẫn nặng hạt. Bà già lo sợ đường về xa, kêu lên:

– Chúa ơi! con biết làm sao đây?

Giêrađô ra đứng dưới mưa, nhìn lên trời cầu nguyện:

– Lạy Chúa, xin thương xót chúng con!

Tức thì cơn mưa tạnh. Bà già vui mừng hết sức, cám ơn Giêrađô đã giúp bà giặt quần áo, lại cầu xin Chúa cho hết mưa. Giêrađo định xách giỏ quần áo giúp, nhưng bà không chịu:

– Hồi sáng, quần áo khô, nhẹ, bây giờ ướt lắm, cháu không vác nổi đâu! Để bà chia mỗi người một nửa.

Dọc đường, Giêrađô căn dặn bà đừng nói với ai việc vừa rồi, nhưng bà già đã kể hết cho mọi người nghe. Tiếng lành đồn xa, người lớn, thanh niên, thiếu nữ, trẻ em đến xin anh cầu nguyện, giải quyết việc lương tâm, các khó khăn xảy ra trong nhà, họ coi anh như một Linh mục trẻ, thánh thiện. Giêrađô thấy nguy hiểm nên khuya hôm đó đã âm thầm ra đi. Anh đi đâu? Anh rủ một người bạn vào rừng sâu núi Apennia để tu. Hai người không mang theo đồ ăn thức uống, chỉ có cuốn Kinh Thánh và cây Thánh Giá trong túi xách. Vào tận trong xa, nơi chưa ai dám đặt chân tới. Họ dựng túp lều nhỏ, treo Thánh giá lên cao đọc một đoạn Kinh thánh, suy gẫm cầu nguyện, vài hôm sau, người bạn đồng hành khiếp sợ cách tu rừng của Giêrađô, đã từ giã rút lui. Giêrađô căn dặn:

– Bạn đừng cho ai biết việc này!

– Vâng, tôi xin hứa.

Giêrađô ở lại trong rừng, ăn trái cây, uống nước suối. Hơn một tháng, anh ước ao rước Chúa, liền xuống núi. Cha giải tội khuyên anh trở về nhà, không được tu theo lối đó nữa, anh vâng lời bỏ việc tu rừng.

Đã hơn 3 năm, anh không cầm kim may, kéo cắt, nhờ mẹ chỉ vẽ, một tháng sau tay nghề anh thành thạo. Mở tiệm may nhỏ tại nhà, anh xin phép mẹ chia tiền công làm ba phần: Một phần chi phí trong nhà, một phần giúp đỡ các ông bà già yếu nghèo khổ, phần còn lại xin lễ cho các linh hồn. Anh tính tiền công rẻ, nhiều người đưa vải đến nhờ anh cắt may. Đối với kẻ túng thiếu, anh chỉ lấy chút ít tiền công. Bà Bênêđita thấy con rộng rãi quá, khuyên anh:

– Mẹ nghĩ con phải dành tiền để lo tương lai nữa chứ!

– Xin mẹ đừng quá ưu tư vấn đề ấy. Chúa đã hứa: “Ai thương xót người khác sẽ được Chúa xót thương”.

*******

Đầu năm 1747, Vương quốc Nêapôli ban hành sắc thuế đánh trên đất đai và nghề nghiệp. Tiệm may Giêrađô phải tạm đóng cửa, vì không đủ tiền nộp thuế. Một người quen, tên Luca mở trường dạy học ở San Fela, phía trên Murô chừng 10 cây số. Ông thuê Giêrađô đến cắt may cho học sinh nội trú. Thấy chú thợ may hiền lành, ít nói, bọn trẻ quậy phá chú nhiều cách, chúng giấu kim, chỉ, kéo, vải chú đang làm, bắt chú nằm xuống cho chúng đánh 10 roi, mới trả lại các thứ kia. Hành hạ chú được một lần, bọn chúng thích quá, ít ngày sau, tụi học sinh du côn này lại nghĩ ra trò chơi độc ác hơn, tên trưởng lớp đến nói:

– Bây giờ, chú phải nằm ngửa xuống nền nhà, chúng tôi cột hai chân chú và kéo đi quanh phòng hai lần, nếu không, chúng tôi sẽ bẻ gãy thước đo và kim may của chú.

Giêrađô vui vẻ thuận ý liền. Chúng nó lôi anh xềnh xệch, không phải hai lần mà đến khi mỏi tay. Sau cực hình này, cả thân mình Giêrađô bị xây xát rướm máu, sưng vù, đau đớn hết sức. Ông hiệu trưởng Luca hùa theo bọn chúng hành hạ Giêrađô nặng tay hơn. Nhưng Giêrađô vẫn vui vẻ chịu đựng, không phàn nàn một tiếng, ông hiệu trưởng rất ngạc nhiên, tự hỏi:

– Một người yếu đuối như Giêrađô, sao có thể chịu những cực hình đau đớn thể ấy mà vẫn vui cười?

Câu hỏi không có lời giải đáp! Ông ra rình xem Giêrađô lúc ban đêm: Thấy Giêrađô quỳ sấp mặt xuống trước Thánh giá, và ông hiểu ra:

– Giêrađô muốn chịu đau đớn thể xác, theo gương Chúa Giêsu trên Thập giá!

Ông giải thích cho bọn trẻ hiểu, và thầy trò đến xin lỗi Giêrađô. Tối hôm đó, Giêrađô từ giã San Fela trở về Murô vì trong người không được khỏe. Sự thật, Giêrađô run sợ trước những lời người ta ngợi khen mình.

 

HÃM MÌNH ĐỀN TỘI

Trở lại căn nhà bé nhỏ, nhờ số tiền ông Luca trả công, Giêrađô có thể nộp thuế tiếp tục nhận hàng may. Sáng nào, anh cũng dậy sớm đến nhà thờ Đức Mẹ. Được giúp lễ mỗi ngày, anh sung sướng hết sức. Đến khi Linh mục đọc lời truyền phép, anh sấp mình thờ lạy Chúa hiện diện trên bàn thờ, nhiều khi anh ngất trí, quên hết mọi sự, vị Linh mục phải đụng vào anh mới tỉnh lại. Có hôm, anh quỳ suốt ngày bên nhà Tạm. Buổi chiều, đi chầu Mình Thánh, anh ở lại luôn trong nhà thờ cầu nguyện và đánh tội. Lưng anh lúc nào cũng rướm máu. Mẹ Bênêđita thấy con yêu thích ăn chay, hãm mình, đền tội, bà xót xa thương con, nhưng không ngăn cản, vì nghĩ đó là con đường đau khổ Chúa muốn cho Giêrađô đi.

*******

Những người đạo đức cố gắng bắt chước Giêrađô, theo khả năng của họ. Nhưng bọn thanh niên và trẻ con, cho Giêrađô là đứa điên khùng. Mỗi lần thấy Giêrađô đến nhà thờ, chúng nó ùa ra, đứa trước mặt, đứa sau lưng reo hò:

– Bà con ơi! Ra xem thằng khùng điên!

Có lần, chúng trói tay tròng dây vào cổ Giêrađô lôi đi. Khi khác, chúng cột hai chân, kéo xềnh xệch anh trên đường đầy đá sỏi, da thịt anh bị xây xát, bầm tím, bị chúng đối xử như một tên điên dại, Giêrađô không than van mà còn khuyến khích nặng tay hơn. Chọc phá tàn nhẫn thằng điên, riết rồi cũng chán, chúng bỏ Giêrađô. Anh mong ước được chịu khổ vì Chúa, nên đã nghĩ nhiều cách khác. Nhờ một người bạn, trói anh vào thân cây, dùng roi da thấm nước đánh mạnh trên lưng, da thịt bầm tím, rướm máu, nhưng anh này không chịu làm lần thứ hai. Một hôm trên đường đi, Giêrađô thấy một bà già đang quạt lò trước sân nhà. Củi tươi, khói lên nghi ngút, bà ho sặc sụa. Anh chạy vào, xin làm thay, anh quạt cho khói vào mặt. Bà già ngạc nhiên:

– Cậu không sợ khói à?

– Dạ, mắt, mũi cháu thích khói lắm!

Cậu trả lời khôn khéo, che giấu việc anh muốn hãm mình!

*******

Ngày thứ sáu Tuần Thánh, kính nhớ Chúa Giêsu chịu đóng đanh và chết trên Thập giá. Tại nhà thờ Đức Mẹ, giáo dân thường diễn lại sự Thương khó, Giêrađô xin đóng vai Chúa chịu nạn. Cửa nhà thờ vừa mở toang, mọi người thầy một hình người, mình trần, đóng khố, hai tay giăng ra trên thập giá. Đầu đội mão gai, máu chảy đầy mặt, trên thân mình nhiều vết roi rướm máu, đầu gục xuống bên hữu, mắt nhắm lại, có lẽ đã chết! Ai nấy đều đấm ngực ăn năn tội. Bà Bênêđita thấy con đau khổ cùng cực, hai hàng nước mắt tuôn chảy, bà kêu lên:

– Con ơi!

Bà ngã xuống ngất xỉu một hồi lâu, mọi người đều hiểu:

– Anh này ăn chay, hãm mình, chịu đau khổ, chúng ta cho là quá đáng, nhưng anh lại thấy chưa đủ.

Quả vậy, Giêrađô tìm mọi phương thế, để nên giống Chúa chịu nạn hơn. Một hôm, anh cùng các bạn đá banh ngồi nghỉ mệt, anh bảo các bạn:

– Bây giờ chúng ta làm trò cho Chúa xem!

Anh nằm dài xuống đất, xin cột dây vào hai chân, kéo lê trên đường đá sỏi. Anh sung sướng được chịu đau đớn với Chúa Giêsu. Có người thuật truyện này với cha sở, ngài cấm anh không được diễn trò điên khùng như thế nữa!

Người bà con, gác nhà thờ, cho anh mượn chìa khóa cửa. Ăn tối xong, anh đến sấp mình thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, có khi anh nói chuyện với Chúa suốt đêm. Sáng ngày dự lễ xong, mới trở về nhà may vá. Thấy anh mến Chúa hết lòng, Người thương ban cho tâm hồn anh tràn ngập hoan lạc. Có đêm anh thưa với Chúa: “Chúa đã lập phép Thánh Thể để ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế, vậy mà chúng con không biết ơn Chúa, xin Chúa tha tội chúng con. Xin đốt lòng chúng con cháy lửa yêu mến Chúa, thúc giục chúng con đến với Chúa, khi vui cũng như lúc buồn. Riêng phần con, xin Chúa ban cho con mến Chúa nhiều hơn nữa, giúp con vui lòng chịu mọi đau khổ để đền đáp phần nào Tình Yêu vô biên Chúa. “

Lần khác, anh than thở với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, con nghĩ là Chúa đã trở nên điên khùng khi ở lại với chúng con, dù chúng con bội bạc, vô ơn! Ôi! Chúa của con, con muốn thành đứa điên khùng vì lòng mến Chúa!”

Giêrađô sống cuộc đời không giống ai. Nhiều người cho rằng anh bị “mát” nặng. Ma quỷ thấy khác. Chúng biết Giêrađô đạo đức thánh thiện, đã giật ra khỏi hoả ngục nhiều linh hồn tội lỗi, mà chúng đã nắm chắc trong tay, nên chúng ghét Giêrađô thậm tệ, chúng nó thường cản bước Giêrađô đến nhà thờ. Một lần, Giêrađô đang trèo lên dốc, bỗng một con chó to lớn, từ trong bụi rậm nhảy ra, nhe hàm răng nhọn hoắt, chồm tới cắn anh, biết nó là ma quỷ đội lốt chó, anh làm dấu Thánh giá, con chó biến mất. Lần khác, Giêrađô quỳ cầu nguyện trước tượng Đức Thánh Micae, bỗng pho tượng đỗ nhào xuống. Giêrađô né sang một bên, tránh được cú giáng vào đầu. Anh đứng lên đi, tượng đuổi theo, anh hiểu ngay quỷ trá hình, liền làm dấu Thánh giá, pho tượng không thấy nữa! Anh còn bị ma quỷ quấy phá nhiều lần, nhưng không chùn bước, Cậy vào công nghiệp Chúa Kitô, anh gia tăng hãm mình, đền tội, cầu xin cho những kẻ sắp sa vào hoả ngục, được ơn sám hối trước khi chết.

******

Một buổi sáng dự lễ về, Giêrađô đi ngang nhà ông Giulianô, nghe tiếng một em bé khóc la, Giêrađô bước vào hỏi nguyên do, bà mẹ cho biết:

– Thằng nhỏ Amatô bị bỏng nặng nơi vai. Dì đã lấy dầu thoa, nhưng không đỡ tí nào, đã 10 ngày rồi, đêm ngày nó khóc la, nghe xót cả ruột!

Giêrađô xem chỗ bỏng đang làm mủ, sưng vù, nói với bà:

– Chắc không sao đâu dì!

Anh sờ tay vào vai em, rồi đi ngay. Đứa bé thôi khóc, đòi ăn. Cả nhà ngạc nhiên, vết bỏng không còn nữa!

Trên đường đến nhà thờ Thánh Antôn Padua, Giêrađô gặp bà Manuela, thấy nét mặt bà âu sầu buồn bã, anh hỏi:

– Bà Manuela! Sao bà rầu rĩ vậy?

– Con nhỏ giúp việc tôi đau bịnh ngặt nghèo, các thầy thuốc bó tay. Tôi thương nó như con ruột, phải có phép lạ Thánh Antôn mới cứu được nó.

– Bà hãy trông cậy vào Chúa. Lòng tin sẽ làm nên phép lạ. Bà vẽ ba dấu Thánh giá trên người cô bé, Chúa sẽ cho hết bịnh.

Bà Manuela vội quay về làm như Giêrađô bảo, cô gái xuống khỏi giường, tươi cười như không có bịnh gì hết.

******

Trong xóm Madalena, giáo dân đang dựng ngôi nhà thờ nhỏ, theo kích thước đã đo, nhưng khi ráp lại, kèo nhà bị hụt, họ cãi nhau chí choé, thợ hồ bảo thợ mộc:

– Tại các anh cắt gỗ quá ngắn, nên mới xảy ra cớ sự!

Mấy bác phó mộc mở giấy ra chỉ:

– Thì đây chúng tôi theo đúng kích thước đã đo. Tại các anh xây lưng quá rộng, còn đổ lỗi cho ai? Kẻ nào làm sai phải sửa!

Giêrađô đi ngang qua, nghe om sòm, ghé vào xem:

– Việc đã rồi, các anh cãi nhau cũng vô ích. Chúng ta hãy đọc một kinh Lạy Cha, trông cậy Chúa sẽ giúp!

Sau khi cùng đọc kinh, Giêrađô bảo:

– Bây giờ, các bạn hãy ráp kèo vào xem sao!

Họ đưa các vì kèo lên. Cái thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, tất cả đều ăn khớp với hai bức tường! Đám thợ la lên:

– Phép lạ! Phép lạ!

Họ quay lại cám ơn Giêrađô, nhưng anh đã trốn mất.

Năm 1747, Giêrađô tròn 21 tuổi. Phải nghĩ đến tương lai, nhưng anh chưa thể quen thân cô gái nào. Anh chỉ biết Chúa trong nhà tạm và Đức Mẹ. Các bạn hỏi anh:

– Chừng nào Giêrađô cưới vợ?

Anh tươi cười trả lời:

– Tôi sẽ cưới một bà lớn!

Không ai hiểu gì hết!

Ngày 8 tháng 12, lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm. Trong nhà thờ, giáo dân đặt tượng Đức Mẹ lên bàn, trang hoàng đèn nến, bông hoa rực rỡ. Giêrađô tiến lại, nắm lấy bàn tay Đức Mẹ và nguyện:

– Mẹ ơi! Đời con từ nay, xin thuộc trọn về Mẹ. Xin Mẹ nhận con làm con riêng của Mẹ!

Thế là anh đã gá nghĩa tình Mẹ con với Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm.

 

VÀO DÒNG CHÚA CỨU THÊ (1749-1755)

Tháng 8 năm 1748, cha Francesco Garzilli và thầy Onofrio Ricca đến Murô quyên tiền. Khi thấy hai vị đến nhà thờ Đức Mẹ, mọi người ngạc nhiên vì áo dòng các vị mặc, khác hẳn với Linh mục triều. Chuỗi Mân Côi 159 hạt tròn lớn, móc vào thắt lưng to bản. Giáo dân hỏi nhau:

– Có phải các Linh mục này thuộc Dòng hành khất không?

Một cụ già lắc đầu:

– Chắc không phải! Tôi nhớ Dòng hành khất bận áo nâu, đi chân không, sáng mai, Chúa Nhật chúng ta đi dự lễ sẽ biết!

Quả thật, trước khi cha khách dâng lễ, cha sở giới thiệu với giáo dân:

– Hai vị đây là một cha và một thầy Dòng Chúa Cứu Thế do cha Anphongsô sáng lập, ở Nêapoli đã 16 năm. Đức Giám mục địa phận muốn mời các cha đến ở đây, cạnh nhà thờ Đức Mẹ Chúa Trời. Cha Anphongsô sẵn lòng sai một số tu sĩ tới nhận. Nhưng việc xây cất nhà, số tiền chi phí không ít. Các Đức Giám Mục chúng ta, yêu cầu cha Anphongsô cho các tu sĩ đi lạc quyên trong các họ đạo, bởi thế, hai vị mới có mặt tại đây, xin anh chị em tuỳ khả năng, giúp đỡ để công việc sớm hoàn thành.

Mọi người trong giáo xứ, kẻ ít người nhiều đua nhau đóng góp.

*******

Được nghe những bài giáo lý của cha dòng áo đen. Cử chỉ nghiêm trang sốt sắng khi ngài dâng Thánh lễ, Giêrađô cảm động hết sức. Anh tìm cách liên lạc với thầy Onofrio để xin vào bậc nhì Dòng Chúa Cứu Thế. Thấy anh ốm yếu như bộ xương bọc da, thầy Onofrio lắc đầu:

– Không được đâu anh! Bậc nhì Dòng tôi, ngoài giờ lo việc thiêng liêng, phải lao động tay chân nặng nề vất vả, đàng khác, mỗi tuần ăn chay ngày thứ sáu đánh tội hai lần, mang xiềng trên cánh tay, ngang thắt lưng nơi bắp đùi, từ ngủ dậy cho đến giờ đi làm, đời sống nhặt nhiệm như thế, chắc anh không chịu nổi đâu!

Giêrađô cười:

– Chính vì luật Dòng thầy nhặt nhiệm, con mới xin vào!

Nghe câu nói khẳng khái như vậy, thầy Onofrio rất cảm phục. Nhưng việc nhận anh vào Dòng, thuộc quyền cha Lôrensô Antôniô, Bề trên Tu viện Đêlixêtô.

*******

Chúa nhật thứ tư mùa Chay, 13-4-1749, các cha Dòng Chúa Cứu Thế: Paolo Cafarô, Francesci Margotta, Carmine Fiocchi, thầy Onofrio đến Murô khai mạc tuần Đại phúc, Giáo dân Murô và các xứ phụ cận, tuôn đến nghe các ngài giảng dạy. Từ lâu họ chưa hề nghe những bài giáo huấn như mũi tên lửa Tình Yêu Chúa bắn vào tâm hồn. Đặt mình trước mặt Chúa, họ cảm nhận tội lỗi đầy tràn, hết lòng sám hối đến toà cáo giải, để ơn thánh Chúa rửa sạch. Và từ đó, mọi người siêng năng dự lễ, rước Chúa. Mỗi tối đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi trong nhà hoặc hai, ba gia đình, cùng dâng lời cầu nguyện lên Cha cực thánh và Mẹ nhân lành. Tiếng đọc kinh vang dội khắp thôn xóm.

Giêrađô không những dự các Thánh lễ, bài giáo huấn, mà còn giúp thầy Onofrio, lo bữa ăn, giặt quần áo các cha. Anh tự đặt mình vào bậc tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Ngày cuối tuần Đại phúc, anh xin gặp cha Cafarô, Bề trên tuần Đại phúc:

– Thưa cha, xin cha vui lòng nhận con vào bậc nhì Dòng cha!

Mấy ngày nay, cha Cafarô để ý thấy lòng đạo đức sốt sắng lạ thường của anh thanh niên này, và ngài cũng đã tìm hiểu thêm: Tại Murô, giáo dân coi anh là một người đầy lòng mến Chúa, yêu người, nhưng bản tình hơi khùng! Có người nói:

– Cậu này hay làm phép lạ!

Kẻ khác thưa:

– Anh ấy là thợ may, nhưng không lo làm ăn, chỉ suy ngẫm rồi ngất trí!

Nhìn thân thể gầy gò ốm yếu của Giêrađô, cha Cafarô và các cha bạn không đồng ý nhận dù chỉ vào ở thứ. Bà Bênêđita nghe tin con xin vào Dòng Chúa Cứu Thế, bà đến gặp cha Cafarô:

– Thưa cha, xin đừng nhận cháu.

– Bà yên chí, chúng tôi không nhận con bà đâu, nhưng xem ra anh ta quyết tâm lắm, ngày mai, chúng tôi đi giảng nơi khác, bà nhốt anh vào phòng canh gác kỹ, nếu không, anh sẽ trốn khỏi nhà chạy theo chúng tôi.

Bà Bênêđita y lời, giam con vào phòng khóa cửa ra vào. Giêrađô nài xin:

– Mẹ ơi! Mở khóa cho con theo mọi người tiễn chân các cha Dòng.

Bà nói vọng vào:

– Con ơi! Ngày trước, thấy con trên thập giá, lòng mẹ đau như cắt ruột, nay con muốn xin vào Dòng nhặt nhiệm, bỏ mẹ một mình, mẹ nghĩ: Ở giữa đời, cũng thờ phượng Chúa lo phần rỗi được mà! Con hãy ở nhà với mẹ!

Kỳ Đại phúc ở Murô kết thúc chiều ngày 4 tháng 5. Sáng nay, các cha ra đi lúc rạng đông, đến Rinero khoảng 80 cây số. Giáo dân Murô đứng chật hai bên đường, tiễn chân các vị thừa sai, tỏ lòng biết ơn các ngài đã kéo nhiều phúc lành Chúa xuống trên toàn giáo xứ. Ngồi trên ngựa, cha Cafarô để mắt quan sát xem có anh thanh niên kia không, ngài vui mừng vì vắng mặt anh. Bà Bênêđita tính toán: Giờ này các cha đã qua đèo Crocelle có thể cho con ra ngoài được rồi. Nhưng vừa mở cửa phòng, bà chưng hửng: Giêrađô đã biến mất, để lại trên bàn mảnh giấy: “Từ giã mẹ con đi làm Thánh”.

*******

Giêrađô trèo lên cửa sổ cao, dùng dây vải tuột ra ngoài. Sợ gặp người quen, anh đi đường tắt, chạy theo các cha. Từ xa nhìn lại, cha Cafarô thấy Giêrađô đang lao đầu tới bất kể đường đầy sỏi đá. Ngài và các cha dừng ngựa lại:

– Có việc gì mà anh chạy theo chúng tôi?

Giêrađô vừa thở vừa nói:

– Thưa cha, con ước ao đi tu, xin cha nhận con vào Dòng cha.

– Cha đã nói với con nhiều lần, cha không thể nhận con được, con không đủ sức khỏe để ở bậc nhì Dòng Chúa Cứu Thế đâu! Các cha khác cũng phụ họa:

– Đúng vậy, con nên trở về làm thợ may giúp mẹ!

Giêrađô vẫn nài nỉ:

– Xin các cha thương nhận con. Con nghĩ là ý Chúa muốn con vào Dòng các cha. Cha Cafarô bảo các cha:

– Thôi mặc kệ anh ấy, chúng ta đi ngay kẻo trễ.

Các vị quay ngựa, phi nước kiệu. Giêrađô lẽo đẽo chạy bộ theo sau. Đến Rinêrô, Giêrađô nài xin cha Cafarô lần nữa:

– Xin cha cho con ở thử, nếu không được thì đuổi con về! Cha Cafarô không trả lời.

Trong khi các cha giảng tuần Đại phúc tại đây, cũng như ở Murô, Giêrađô giúp thầy Onofrio. Anh cần mẫn làm hết việc này đến việc khác. Anh chăm chú nghe các bài giảng, dự lễ, rước Chúa, cầu nguyện lâu giờ trước nhà tạm. Hai hàng nước mắt chảy dài trên má, anh tha thiết xin Chúa và Đức Mẹ cho anh được vào Dòng Chúa Cứu Thế. Cha Cafarô thấy vậy, tự hỏi:

– Có phải là Thánh ý Chúa không?

Tuy vậy, cha vẫn ngần ngại vì sức khỏe yếu kém của Giêrađô:

– Làm sao cậu ấy kham nổi công việc nặng nề, vất vả bậc tu sĩ?

Hôm sau, Giêrađô đến quỳ trước mặt các cha và nói:

– Nếu các cha không nhận con, thì mỗi ngày sẽ thấy con có mặt trước cửa nhà Dòng.

Cuối cùng, cha Cafarô buộc lòng phải chấp nhận. Ngài viết mấy chữ cho cha Lôrensô Antôniô, Bề trên Tu viện Đêlixêtô: “Con xin gởi đến cha một thanh niên mới chỉ xin vào dòng, chắc chẳng làm được việc gì, vì sức khỏe kém lắm; nhưng xét đáng nhận, vì cậu ta nài xin con rất tha thiết, vả lại cậu ta cũng có tiếng là đạo đức ở xứ Murô”.

Trên đường sỏi đá đến Đêlixêtô, Giêrađô giữ chặt bức thơ giá trị của cha Cafarô trong túi áo, vừa đi vừa chạy. Nội chiều hôm đó khi trèo qua ngọn đồi cuối cùng, Giêrađô nghe vang lên hồi chuông Truyền tin từ nhà thờ Đức Mẹ an ủi. Nhìn về phía Tu viện lòng thấy nôn nao, Giêrađô quý xuống chắp tay nhìn trời cao, cảm tạ Chúa và Đức Mẹ đã thương ban cho mình được toại nguyện. Hôm ấy là ngày 17 tháng 5 năm 1749, Giêrađô tròn 23 tuổi.

 

THỜI KỲ THỬ LUYỆN

Ngày 25 tháng 2 năm 1749, Đức Thánh Cha Bênêđitô XIV phê chuẩn bản Luật Dòng Chúa Cứu Thế do cha Anphongsô de Liguorio sáng lập tại SCALA năm 1732. 16 năm! Hạt giống bé nhỏ đã trổ sinh cây con: 50 Linh mục và tu sĩ, chia ra ở trong 4 Tu viện: Pagani và Cloneri vùng Armo, Đêlixêtô thuộc Foggia, Materdomini ở Capôsêlê. Những Tu viện vui sống khó nghèo, thiếu thốn như ý Đấng sáng lập Dòng.

******

Xem xong bức thư cha Cafarô gởi, cha Bề trên Antôniô nhìn kỹ anh thỉnh sinh và nghĩ thầm:

– Cha Cafarô gởi cho mình một bộ xương khô!

Sáng hôm sau, xong việc thiêng liêng, cha phụ trách gọi Giêrađô:

– Con đi làm việc ở ngoài vườn.

– Thưa cha, vâng.

Từ nhỏ đến nay, Giêrađô chỉ biết xâu chỉ cầm kim, chưa hề lao động vất vả. Nhưng anh cố gắng cuốc đất, nhặt cỏ. Niềm sung sướng được ở trong Nhà Chúa, tràn ngập tâm hồn, giúp anh mạnh sức. Cuốc xong luống đất, Giêrađô tươi cười nói với thầy lớn tuổi bên cạnh:

– Xin thầy để con làm giúp, con còn trẻ mà!

Sau công việc vườn tược, Giêrađô vào nhà giúp các thầy khác, không bỏ phí một giây phút nào, như cha Anphongsô đã khấn: Dùng hết thì giờ để làm vinh danh Chúa. Yêu thích những công việc hèn hạ, Giêrađô tình nguyện quét rửa chuồng gà, chuồng ngựa, không ngại mùi hôi thối. Tay làm việc mà lòng trí anh hằng cám ơn Chúa và Đức Mẹ đã ban cho anh được vào Dòng.

*******

Khi Giêrađô mới tới nhà Dòng, các cha, các thầy đều lắc đầu nhận xét:

– Người ốm yếu như thế, may ra chỉ vài tuần là cùng! Nhưng Giêrađô không những chịu đựng vài tuần mà 6 tháng, lúc cha Cafarô được bổ nhiệm làm Bề trên Đêlixêtô. Ngài ngạc nhiên khi nghe anh em cho biết:

– Anh thỉnh sinh này ốm yếu vậy mà rất dẻo dai. Hết việc bổn phận, anh đi giúp các thầy khác, không bỏ phí một giây phút nào. Và cha Phụ tá nói thêm:

– Giờ lo việc thiêng liêng, suy gẫm dự lễ, rước Chúa sốt sắng. Giêrađô như một thiên thần. Anh em trong nhà đều cảm phục.

Được gặp lại cha Cafarô, Giêrađô rất vui mừng. Từ lâu, anh nhận rõ sự thánh thiện, khôn ngoan nhân đức của ngài. Anh xin ngài làm cha giải tội và hướng dẫn anh trong mọi sự. Muốn nên giống Chúa Giêsu Kitô, ao ước chịu đòn vọt, đội mão gai, vác thập giá theo Chúa. Nhưng anh hiểu, sống trong Dòng không được hãm mình, phạt xác mà không có phép cha linh hướng.

 

VÀO TẬP VIỆN

Sáu tháng ở thử theo Luật đã qua, cha Cafarô xin cha Bề trên cả Anphongsô cho Giêrađô vào tập viện. Cha Cafarô Bề trên tu viện Đêlixêtô kiêm chức Giáo tập. Đầu năm tập viện, các thầy cấm phòng 5 ngày, do cha Giáo tập, cũng là cha Linh hướng, Giêrađô hiểu: đây là thời kỳ quan trọng nhất, học hỏi luật dòng, tập các nhân đức, anh cẩn thận ghi các bài giảng vào tập sổ. Lễ Giáng sinh năm 1749, thầy Giêrađô Majella được mặc áo dòng đen, cổ trắng, nịt thắt lưng to bản, chuỗi Mân côi 150 hạt gỗ tròn lớn. Thầy chính thức bước vào năm tập luyện. Trong bộ y phục dòng Chúa Cứu Thế, Giêrađô nhìn lên Nhà Tạm, thờ lạy cám ơn Chúa và Đức Mẹ đã ban cho như ý nguyện. Nước mắt chan hòa trên đôi má hóp, tâm hồn anh vang lên lời ca ngợi:

Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa

Đến muôn đời con ngợi khen danh Chúa

Muôn muôn đời con ca vang tình thương Chúa

Và mãi mãi con nhó công ơn Người.

*****

Trong nhật ký, thầy Giêrađô đã ghi: Chúa đặt tôi vào địa đàng đầy hoan lạc. Hỡi Giêrađô, mày hãy nhớ lòng thương vô biên Chúa đã kéo mày ra thế gian, đem mày vào Dòng rất thánh này. Mày hãy lo vâng giữ luật Dòng dạy. Mày phải nên thánh, để được bền đỗ trong nhà Chúa. Thầy thường cầu xin Đức Mẹ ban sức mạnh hồn xác để chu toàn bổn phận một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế: Dâng tất cả mọi việc lên Chúa, hiệp cùng công việc tông đồ các cha, cho Nước Chúa lan rộng khắp nơi. Bởi thế, thầy siêng năng cầu nguyện cho thế giới được hưởng nhờ công nghiệp vô cùng Chúa Giêsu, như mục đích Dòng đã ghi tr6en huy hiệu:”Nơi Người chứa chan ơn Cứu chuộc”.

*****

Tu viện xây cất đã lâu năm, nứt nẻ nhiều chỗ, có thể sập đổ bất ưng, ban Quản trị theo sự khôn ngoan đã cho dựng một ngôi nhà khác. Giêrađô cố gắng đập các tường cũ, sắp gạch đá lại, để sau này sửa chữa gì đã có sẵn vật liệu khỏi phải mua. Hai bàn tay thầy trày trụa, rướm máu nhưng lòng rất vui. Lao động chân tay vất vả nhu thế, thầy chưa cho là đủ. Thầy còn muốn chịu nhiều đau khổ trên thân xác, đ63 nên giống Chúa chịu nạn hon, Ngày thứ sáu Tuần Thánh, kính nhớ Chúa Giêsu chịu khổ hình và chết trên Thánh giá, Giêrađô đến xin cha Giáo tập:

-Thưa cha, xin cho phép con bắt chước Chúa Giêsu thương khó!

-Được!

Giêrađô nhò một thầy tập việc khác cùng vào hang dưới núi Đức Mẹ:

-Tôi đã được cha Gíao tập cho phép bắt chước Chúa Giêsu chịu khổ hình thập giá, nhờ anh giúp tôi: Trước hết, anh hãy lấy roi da nhúng nước quất mạnh vào lưng tôi, sau đó đội mão gai và cột tay chân tôi vài thập giá. Xong việc, anh trở về Tập viện.

Thầy kia làm theo nhu ý bạn, Khi đội mão gai lên đầu, Giêrađô bảo:

-Anh lấy gậy đánh trên mão gai chục cái!

Đến giờ ăn trưa, cha Giáo tập không thấy Giêrađô, hỏi nhỏ thầy bên cạnh:

-Con có thấy Giêrađô đâu không?

Thầy này thuật lại mọi sự. Ngài rời bàn ăn, tới hang đá. Thấy Giêrađô, mặt mũi thân mình đầy máu, đang thoi thóp trên cây thập giá, ngài sững sờ vì tưởng Giêrađô xin phép đi đàng Thánh giá, ngờ đâu… Ngài cởi trói, lột mão gai, bảo anh mặc áo Dòng vào, về phòng. Tâm trí Ngài cảm nhận: Chúa gọi con thiêng liêng yêu dấu, nên giống Người thật sự. Nhưng hãm mình đền tội cách này, Giêrađô có thể chết, ngài cấm từ nay không được tái diễn.

Giêrađô yêu thích chịu mọi đau khổ vì lòng mến Chúa. Nhung muốn làm việv hãm mình nào dù nhỏ mọn, cũng phải có phép của Bề trên. Thầy xem ý Bề trên là ý Chúa. trong sổ tay, thầy ghi: “Lạy Chúa, con ao ước vâng lời các đấng bề trên như người mù, các ngài muốn con làm gì, con thi hành ngay, dù khó thực hiện con cũng không phàn nàn. Xin Chúa ban cho con đức vâng lời trọn hảo.”

Một buổi sáng mùa Xuân năm 1749, cha Cafarô ngồi làm việc trong văn phòng nhìn ra thấy Giêrađô đang cặm cụi cuốc đất. Ngài không muốn thầy vất vả quá sức chịu đựng, nên đổi thầy vào lo nhà thờ, Giêrađô vui mừng lắm, vì từ nay được kề cận Chúa Giêsu Thánh Thể và Đức Mẹ an ủi. Mỗi sáng, sau khi xếp đồ lễ vào tủ, thầy bắt đầu quét, lau cung thánh, bàn thờ, đánh bóng chân đèn, chưng bông hoa thật đẹp mắt. Muốn khỏi mất tiền mua bông mỗi ngày, thầy xin cha phó, một mảnh đất cạnh nhà thờ, trồng đủ loại hoa, màu sắc đẹp và các chậu cây kiểng. Giáo dân đến dự lễ, ngạc nhiên, thấy cung thánh, bàn thờ sáng bóng, hoa đèn, cây kiểng tốt tươi. Hỏi thăm mới biết thầy Giêrađô phụ trách công việc nhà thờ. Có người bảo: “Trông thầy ốm yếu vậy mà làm việc giỏi quá. Lâu nay, chưa có thầy nào làm được như vậy”.

Mùa chay năm 1750, các cha tại Tu viện Đêlixêtô đi giảng Đại phúc ở địa phận Melfi, giao cho một cha trẻ coi sóc công việc. Cha này bản tính nóng nảy, gắt gỏng, đối xử tàn tệ với các thầy, bởi thế, không ai ưa. Giêrađô là người bị khiển trách nhiều hơn cả. Ngài bắt Giêrađô ngồi dưới đất, ăn bánh mì với chấm nước lã, ngài truyền cho thầy le lưỡi liếm đất theo hình Thánh giá. Ngài còn cấm Giêrađô không được rước Chúa một tuần. Đó là điều Giêrađô đau khổ nhất. Các thầy khác tức giận, bảo Giêrađô chống lại lệnh này, vì cha ấy đâu phải là Bề trên chính thức, nhưng Giêrađô lắc đầu:

– Đó cũng là Thánh ý Chúa muốn!

Mấy thầy khác bảo nhau:

– Một là Giêrađô điên, hai là vị thánh!

Có lẽ cả hai đều đúng. Điên theo nhận xét người đời. Thánh thiện trước mặt Thiên Chúa.

*******

Khi cha Cafarô đi giảng về, nghe các thầy trong nhà báo cáo việc làm sai trái của cha kia, ngài trình cha Bề trên Cả Angphongsô chuẩn lời khấn và đuổi cha ấy ra khỏi Dòng. Cái đế đặt hào quang chầu Mình Thánh Chúa đã quá cũ, Giêrađô xin phép kêu thợ mộc đóng cái mới. Anh thợ này làm biếng, cả ngày vẫn chưa bào xong mấy miếng gỗ. Giêrađô bảo:

– Anh làm biếng, kéo dài công việc, Chúa sẽ phạt anh đấy! Vừa dứt lời, tên thợ quặn đau, lăn xuống đất kêu la:

– Xin thầy cho em lành, nội trong hai ngày em sẽ làm xong!

Anh ta hết đau ngay, vội hoàn thành cái đế, chắc chắn, đẹp hơn cái cũ.

*****

Giêrađô hết lòng tôn kính Thánh Thể. Thường ngày, mọi người trong nhà ngủ trưa một giờ, thầy xin phép vào quỳ trước nhà tạm, suy gẫm, cầu nguyện lần chuỗi Mân Côi, đọc sách đạo đức. Về mùa đông lạnh giá, thầy xin Bề trên cho ngủ trong cung thánh. Ngài ban phép nhưng dặn:

– Đến nửa đêm, con đi ngủ vì sáng sớm phải dậy lo công việc như thường lệ.

– Thưa cha, vâng!

Thầy nói chuyện với Chúa và Đức Mẹ, rồi kê đầu lên kệ bàn thờ ngủ không mền, không gối. Ngày đặt Mình Thánh Chúa từ sáng đến chiều cho giáo dân chầu, Giêrađô trang hoàng cung thánh, đèn nến, bông hoa màu sắc rực rỡ, làm nổi bật hào quang Chúa ngự, giúp mọi người cầu nguyện sốt sắng. Hôm ấy, lòng Giêrađô như nở hoa lòng mến Thánh Thể thiêu đốt tâm hồn thể xác, thầy quỳ bất động trên ghế, mà linh hồn bay tới cạnh hào quang. Các cha, các thầy theo phiên chầu vào ra, Giêrađô không hay biết gì hết. Cha Cafarô quỳ cầu nguyện bên cạnh, thấy con thiêng liêng ngất trí, ngài thầm cám ơn Chúa đã ban cho Nhà Dòng một tu sĩ thánh thiện. Trong mùa Vọng, muốn thúc giục giáo dân xung tội, mừng kỷ niệm ngày Chúa Ngôi Hai giáng trần, thầy dọn máng cỏ đơn sơ, khó nghèo nhưng nhìn vào ai nấy đề cảm động. Mùa Chay thánh, thầy trang hoàng nhà thờ một màu tím buồn bã nổi bật hình Chúa Giêsu đầy thương tích, chết trên Thánh giá. Hai mùa trong năm Phụng vụ, rất nhiều người ăn năn trở lại. Có kẻ bỏ xưng tội lâu năm, nay đã đến toà Cáo giải nhờ lời cầu nguyện và cách trang hoàng nhà thờ của thầy Giêrađô.

*******

Giêrađô rất tôn kính sự Thương khó Chúa Giêsu, cách riêng đã xin cha linh hướng cho phép mang xiềng lưng, tay, suốt mùa chay thánh. Cuốc đất trồng hoa, bưng chậu kiểng mà vẫn mang kiềng, rất đau đớn khó chịu nhưng thầy vui thích, vì được chịu cực với Chúa. Thầy còn muốn làm nhiều việc hãm mình khác nữa, nhưng cha Bề trên khuyên:

– Những việc hãm mình trong phòng ăn, con đừng làm điều gì khác anh em, có thể sinh kiêu ngạo hoặc gây khó chịu cho mọi người. Nghe lời dạy khôn ngoan của cha đáng kính, thầy thưa:

– Thưa cha, vậy xin cha ban phép cho con, khi về phòng riêng được nhai ít rễ đắng lá cay.

– Được!

Hình ảnh Chúa chuộc tội in sâu vào tâm hồn thầy. Một hôm, các chủng sinh đến Dòng, tĩnh tâm dọn mình chịu chức thánh. Giêrađô giúp bàn ăn, khi đi qua Thánh giá bỗng thân mình thầy bay lên cao, mắt đăm đăm nhìn vào Chúa chịu nạn, các người hiện diện gọi lớn tiếng Giêrađô vẫn không nhúc nhích. Một thầy chạy báo cha Cafarô hay, ngài đến truyền Giêrađô tỉnh lại, vừa nghe tiếng Bề trên, Giêrađô từ từ hạ xuống. Cha Cafarô phiền trách:

– Sao thầy không lo phận sự, lại ngất trí?

Giêrađô quỳ xuống hôn đất, xin lỗi cha Bề trên và mọi người. Chúa Giêsu thấy lòng Giêrađô tôn kính Người chịu khổ hình Thập giá, đã ban cho thầy ơn thông hiệp với sự đau khổ của Người. Trong mùa chay thánh, từ nửa đêm thứ năm đến hết ngày thứ sáu, thầy nằm mê man bất tỉnh, hai tay giang ra theo hình thập giá. Có lẽ thầy rất đau đớn trong tâm hồn và thể xác. Thầy than thở những lời ngày xưa Chúa Giêsu đã kêu lên cùng Chúa Cha:

– Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho Con khỏi uống chén đắng này, nhưng xin theo ý Cha, đừng theo ý Con!

– Lạy Cha, xin tha tội cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm!

– Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha!

Sáng thứ bảy, Giêrađô ngồi dậy làm việc bổn phận như thường. Cha linh hướng biết Giêrađô được ơn lạ này tuy 5 dấu đinh không lộ ra ngoài như Thánh Phanxicô Assisi.

******

Giêrađô hằng cầu nguyện cho mình ngày càng được nên giống Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Giêrađô yêu mến Đức Mẹ như con thảo. Thầy ước ao cho mọi người chạy đến cùng Mẹ để Mẹ bầu cử cho những ơn cần thiết. Phía phải cung thánh là bàn thờ đặt tượng “Đức Mẹ ủi kẻ âu lo”. Giêrađô trang hoàng quanh tượng những chùm hoa màu sắc xinh đẹp. Dưới chân tượng, một bình bông huệ trắng, trước bàn thờ thầy đặt mâm đồng chân cao, cắm nhiều nến, ánh sáng lung linh thu hút các giáo dân đến cầu xin cùng Đức Mẹ. Tháng năm kính Đức Mẹ, thầy chưng toàn hoa hồng. Tháng mườ thầy treo quanh tượng nhiều xâu chuỗi, thúc giục mọi người lần hạt Mân Côi. Ngày lễ Đức Mẹ Carmêlô, thầy treo nhiều áo Đức Mẹ. Cách thầy trang hoàng thay đổi theo tháng, ngày lễ, giúp mọi người cậy trông yêu mến Đức Mẹ hơn. Thầy dán hàng chữ trước bàn thờ Đức Mẹ: “ĐẾN CÙNG CHÚA GIÊSU NHỜ MẸ MARIA”.

Thầy không giảng dạy nhưng việc thầy làm như một bài giáo lý. Từ đó, giáo dân vùng Đêlixêtô mỗi tối hai, ba gia đình họp nhau lần chuỗi kính Đức Mẹ và mang áo Đức Mẹ. Đức Mẹ thấy tôi tớ yêu dấu khuyên mọi người chạy đến núp bóng mình, Mẹ đã cầu xin cho Giêrađô nhiều ơn lạ. Một hôm, Giêrađô cùng hai người thợ trở về Đêlixêtô. Từ xa thấy nhà thờ Đức Mẹ An ủi, thầy nói với họ về lòng nhân lành Đức Mẹ cứu giúp những kẻ kêu xin Mẹ. Thầy lấy giấy viết vài chữ tung lên trời, như muốn gởi thư cho Mẹ hiền, bỗng thấy thầy bay thẳng đến sân nhà thờ xa khoảng 500 thước.

******

Về trước cửa nhà Dòng, Giêrađô thấy người ta khiêng đến một thanh niên ung nhọt, máu mủ chảy ra, xông mùi hôi thối, người bịnh này kiếm tiền nuôi cả nhà. Thấy hoàn cảnh đáng thương, Giêrađô quỳ xuống bên cạnh, bảo anh cùng mọi người:

– Chúng ta hãy tin cậy Chúa và Đức Mẹ. Hai Đấng sẽ cho hết bệnh!

Vừa nghe lời ấy, người bệnh không còn đau nhức nữa, anh ta hết lòng cám ơn thầy, nhưng thầy bảo:

– Không phải tôi, mà chính nhờ Đức Mẹ cầu xin Chúa thương anh. Anh hãy dọn mình xưng tội, siêng năng dự Thánh lễ và lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ, Chúa sẽ ban nhiều ơn lành. Thầy vào xin cha Bề trên giúp anh ít tiền, vì trong nhà không còn gì ăn.

Ngày hôm sau, ung nhọt lành hẳn, không để lại dấu vết gì trên da thịt. Việc này đồn ra khắp nơi, người ta ca ngợi thầy Giêrađô làm phép lạ.

Từ Foggia đến Đêlixêtô, người ta thường theo con đường tắt băng qua đất quận công Bôvinô. Ông này không muốn thửa đất mình co con đường mòn, đã treo bảng cấm và đặt người canh gác. Một buổi chiều, Giêrađô đi xin quần áo cũ về giúp người nghèo. Trời gần tối, ngồi trên lưng ngựa và một bao quần aó to tướng, thầy không thấy bảng cấm cứ ung dung cho ngựa đi vào con đường tắt, một tên gác vườn từ trong bụi nhảy ra la hét:

– Ông thầy tu kia! Ông không biết quận công Bôvinô đã cấm mọi người qua lại con đường này sao?

Hắn cầm gậy gạt Giêrađô té xuống ngựa và đánh túi bụi vào người. Giêrađô bị vài gậy trúng xương sườn, đau quá sức. Thầy không đứng lên được, phải năn nỉ nhờ tên côn đồ đỡ lên ngựa. Tới tu viện Đôlixêtô, các anh em đang chờ. Thấy miệng Giêrađô ứa máu, liền hỏi:

– Tại sao vậy, thầy Giêrađô?

– Tôi bị té, nhờ ông bạn tốt này đưa về. Các anh đãi ông chút gì đền ơn!

Trước khi tên kia ra về. Giêrađô nói nhỏ:

– Anh đừng làm như vậy nữa! Có thể nguy hiểm đến tính mạng đấy!

Nhưng anh ta không sửa đổi tính hung bạo của mình. Hắn lại đánh một bộ hành khác sưng vai. Người này đến trình quận công. Y bị đuổi việc, không cho làm việc nữa. Một hôm gây sự với kẻ thù, hắn bị trúng đạn chết.

******

Nhà Dòng Đêlixêtô thường thiếu phòng vì các cha triều đến tĩnh tâm. Giêrađô nhường phòng cho khách. Chỗ ngủ thầy là gầm cầu thang hoặc kệ bàn thờ. Cha Cafarô buộc thầy phải tìm phòng ngủ. Thầy dọn căn phòng trước đây chứa đồ phế thải, chỉ có vài lỗ thông hơi và cửa ra vào, thầy trải nệm trên nền nhà, hai đầu là rơm, giữa toàn đá sỏi, gạch vụn, mặt nệm, thầy lấy vải cũ phủ lên. Một lần, Giêrađô vắng mặt, thầy Caruso định mượn chiếc nệm vải này cho phòng bệnh đang cần, cuốn tấm nệm, thầy phát hiện ra là nệm đá! Bí mật bị phanh phui, cả nhà lấy làm lạ hỏi Giêrađô:

– Sao thầy hành hạ thân xác mình quá vậy?

– Tôi nằm ngủ như thế là tốt rồi, ngày xưa, Chúa Giêsu không có hòn đá gối đầu thì sao? Cha Cafarô tôn trọn ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn con thiêng liêng, chỉ cấm thầy làm những việc hãm mình bề ngoài, sợ thầy sinh khoe khoang, kiêu ngạo.

 

GIÊRAĐÔ KHẤN TRỌN ĐỜI (17-7-1752)

Hai năm Tập viện đã qua, cha Cafarô Bề trên Tu viện Đêlixêtô và ban Quản trị, đồng ý cho thầy Giêrađô Majella tuyên khấn trọn đời ba nhân đức: KHÓ NGHÈO, KHIẾT TỊNH, VÂNG LỜI và thề hứa BỀN ĐỖ trong Dòng đến chết. Trước lễ tuyên khấn, Giêrađô và các thầy cùng lớp tĩnh tâm 10 ngày. Ngoài giờ nghe giảng, đọc kinh chung, Giêrađô sốt sắng quỳ chầu Thánh Thế lâu giờ. Nhớ lại những lần khẩn nài cha Cafarô để xin vào Dòng, bao nhiêu khó khăn, trắc trở, Chúa và Đức Mẹ đã cho qua hết, giờ đây, thầy sắp đặt tay lên Sách Thánh đọc lời khấn Dòng. Hai hàng nước mắt tuông chảy, thầy sấp mình cảm tạ Chúa và Đức Mẹ.

17-7-1752, ngày trọng đại đã tới. Trong Thánh Lễ, sau bài giảng, cha Bề trên quỳ trước bàn thờ xuớng hát câu: “Cầu xin Chúa Thánh Thần…”. Cả nhà Dòng tiếp theo giọng ca êm ái, dịu dàng, thiết tha, cảm động. Các thầy sắp khấn, nằm sắp khấn, nằm sấp mặt xuống đất, cùng cầu nguyện. Hết bài hát, cha Bề trên ngồi vào ghế trước bàn thờ, cuốn Kinh Thánh mở sẵn để trên đầu gối ngài, và lần lượt, các thầy lên quỳ, đặt tay mặt lên Sách Thánh, tuyên khấn. Giêrađô là người sau hết. Thầy vừa đọc, vừa khóc. Khấn xong, các thầy lần lượt lên hôn chân cha Bề trên, biểu lộ sự vâng lời trọn vẹn. Cha Bề trên bắt tay, hôn vào má thầy chúc bình an, mọi người hiện diện, bắt tay và hôn chúc bình an các thầy tân khấn. Sau đó, các thầy đến quỳ trước tượng Đức Mẹ, Giêrađô thay mặt anh em đọc kinh dâng mình cho Đức Mẹ, cả nhà Dòng cùng đứng lên hát kinh: “Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành….” (Salve Regina). Cha Anphongsô đã truyền con cái hát, hoặc đọc kinh này mỗi tối, và trong các dịp lễ, cầu xin Đức Mẹ bầu cử cho được ơn Bên đỗ.

Giêrađô cảm tạ Chúa, vì lời cầu bầu Đức Mẹ đã ban ơn cao trọng: trở nên Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Và tâm hồn thầy vang lên lời ca:

“Tình Yêu Thiên Chúa như trăng như sao, đưa con lên cao Ôi! nào biết lấy chi báo đền? Chúa dắt dìu con đi qua đêm đen, Cho con ca khen Tình Yêu Chúa. Ôi! Như đại dương! Tình Yêu Thiên Chúa, chói sáng khắp chốn, gội sạch tội đời. Ôi! Tình Yêu sao quá cao vời, con quyết trọn đời dâng hiến xác thân, loan báo thiên ân cho khắp nhân trần.”

Sau ngày Khấn Dòng, các thầy được nghỉ vài hôm trước khi bề trên phân công đi làm việc tại các Tu Viện Pagani, Clorani, Capôsêlê, Melfi, Giêrađô được chỉ định ở lại Đêlixêtô. Ba lời khấn KHÓ NGHÈO, KHIẾT TỊNH VÀ VÂNG LỜI là kim chỉ nam cho Giêrađô. KHÓ NGHÈO! Trước đây, thầy đã yêu thích sống cực khổ, thiếu thốn, từ quần áo đến các thứ cần dùng, nay thầy lại tăng thêm: Áo Dòng cũ rách thầy vá mặc khi làm việc nặng nhọc, giày dép đứt quai hở đế, thầy khâu lại dễ dàng. Thầy vẫn ở phòng cũ, với chiếc nệm rơm, trộn gạch đá. Trên tường, hai bên Thánh giá Chúa chịu nạn, thầy treo áo Dòng đầu tiên, đối diện là thắt lưng và Chuỗi Mân Côi. Ban đêm, thầy ôm Thánh giá mà ngủ, cuốn Luật Dòng cạnh đầu giường. Căn phòng chỉ có vậy!

******

Từ nhỏ đến nay, Giêrađô yêu mến đức KHIẾT TỊNH. Con mắt là cửa sổ cho những hình ảnh không tốt lọt vào, nên không bao giờ thầy nhìn thẳng vào người khác phái, khi cần tiếp xúc với họ. Lúc còn nhỏ, Giêrađô không bao giờ cãi lời bố mẹ, đi học may, sau đó giúp việc Đức Giám Mục, Giêrađô luôn luôn thi hành theo ý chủ. Từ ngày vào Dòng, thầy tập VÂNG LỜI trọn hảo hơn. Trong nhật ký, thầy đã ghi:

– Giêrađô ơi! Hãy vâng lời Bề trên như người mù. Vâng lời ngay, không hỏi tại sao? Lý do gì? Dù khó đến đâu, cũng phải thực hiện cho kỳ được lệnh các ngài, vì đó là Thánh ý Chúa! Mày phải nhớ kỹ luật đó!

Một hôm, Giêrađô đang lau nhà, cha Bề trên bảo thầy đến làng bên cạnh mua ít vải, thầy cầm tiền đi ngay quên thay áo Dòng, giày dép tử tế. Trẻ con đang chơi trong sân chợ, thấy ông thầy tu mặc áo Dòng vá, dép đứt quai, chúng bu quanh chỉ trỏ nhạo báng, Giêrađô tươi cười nhận tất cả sỉ nhục như bông hoa Chúa ban. Lần khác, thầy đi mua củi thuê xe ngựa chở về Dòng, bỗng bánh xe sụp xuống vũng nước, tên mã phu tức giận nói lời xúc phạm đến Chúa, Giêrađô bảo:

– Vì chúng ta không nhìn kỹ mặt đường ổ gà, kéo cương cho ngựa tránh, đâu phải tại Chúa mà anh kêu trách Người? Thôi, chúng ta xuống đẩy xe ra khỏi chỗ này!

Xe củi về tới sân nhà Dòng, các thầy chuyển củi vào nhà. Giêrađô mệt nhoài, áo giầ dính đầy bùn. Dù công việc vất vả khó nhọc, thầy cũng cố sức làm cho xong. Thầy thường bảo thân xác yếu đuối mình: “Mày hãy nhẫn nại chịu khó. Có vậy mày mới nên giống Chúa chịu đóng đinh. Mai kia, Người sẽ cho mày về thiên đàng an nghỉ sung sướng.”

Một ngày trong tuần, Giêrađô được phép Bề trên đi ăn xin theo những người nghèo khổ. Dòng Chúa Cứu Thế lúc mới lập, lâu lâu cũng phải đi lạc quyên để hoàn thành công việc xây cất tu viện và nhà thờ. Nhưng điều Giêrađô làm đây khác hẳn, ý thầy muốn đồng hoá với kẻ ăn xin, thông phần cảnh không nhà cửa, ngủ đầu đường xó chợ. Thấy có thầy tu cùng đi, các hành khất vui thích, vì những nhà hảo tâm bố thí nhiều hơn, va khi thầy từ giã họ, có bao nhiêu tiền thầy phân phát hết. Một hôm Giêrađô và đám người này đến xin một bà già ít bánh. Bà kêu lên:

– Gia đình tôi đã hai ngày nay, không có bánh. Tôi đang đợi các con tôi ở xa đưa tiền về. Giêrađô cười:

– Bà xem lại thùng, còn nhiều bánh trong đó!

Bà vào mở nắp thùng, bà sửng sốt: Thùng đầy bánh mới thơm phức! Biết là do thầy tu cầu Chúa ban, bà đưa mỗi người một cái. Giêrađô lãnh phần mình, rồi bước vội ra đường. Phép lạ này đồn thổi khắp nơi. Từ đó, những người đói khổ, thường hay đến tìm thầy Giêrađô.

******

Giêrađô yêu thích được chịu sỉ nhục, thỉnh thoảng, Chúa ban ơn ấy cho thầy. Ở Nêapôli có người thợ đúc tượng, sơn vẽ rất sống động. Giêrađô xin phép học nghề này. Một hôm, thầy đang chăm chú nắn hình, bỗng có anh thanh niên từ ngoài xồng xộc chạy vào, nắm mũi Giêrađô kéo thật mạnh và cười:

– Em ơi! Em đẹp quá! Anh thương em lắm!

Ông thợ cả và mấy người làm định đánh tên vô lại, nhưng thầy can:

– Đừng đánh! Anh ta chỉ muốn đùa cho vui thôi!

Giêrađô rất sợ người ta ca tụng, khen thầy có đức tính này nọ. Thầy than thở:

– Lạy Chúa, Chúa ban ơn lạ cho con, rồi lại để thiên hạ biết. Sao Chúa không giấu đi? Con chỉ là hạt cát trong tay Chúa, xin Chúa đừng đề cao con!

Quận công Serino nghe nói thầy Giêrađô làm nhiều phép lạ, cứu giúp người ốm đau, nghèo cực. Ông muốn gặp thầy một lần, Giêrađô biết vậy, nên thường tránh mặt. Một hôm, có việc đến thành ấy, thầy tìm chỗ trú qua đêm, quận công hay tin, có thầy Dòng Chúa Cứu Thế đang ở quán trọ, liền sai gia nhânn đến mời thầy về dinh. Giêrađô buộc lòng phải tới, nhưng không ai biết thầy và thầy cũng chỉ nói là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Về sau, quận công Serino mới hay: Thầy Dòng Chúa Cứu Thế, gia nhân mời về nhà chính là thầy Giêrađô. Một hôm, cha Bề trên sai thầy Giêrađô đi Melfi. Đến Carbônara, thầy ghé nhà ông bạn Antôniô Đôminicô, xin vài miếng bánh mì, nhưng Đôminicô giữ thầy lại ăn chiều với Mattel Serio, chánh sở Lômbardi trú ngụ ở đây. Đang lúc dùng bữa, trời đổ mưa như trút. Giêrađô ăn vội vã rồi đứng lên xin cáo từ. Ông bạn Đôminicô kêu lên:

– Thầy Giêrađô! Trời đang mưa lớn, thầy không thể ra đi giờ này!

– Cám ơn ông bạn, tôi phải lên đường ngay, đức vâng lời dạy tôi như thế! Ông Mattel cười:

– Vâng lời cũng tuỳ theo hoàn cảnh chứ! Trời mưa bão thế kia, nếu có cha Bề trên ở đây, ngài cũng không cho thầy ra khỏi nhà!

– Xin quý vị đừng ngăn cản con. Tối nay, con phải có mặt ở Melfi, cha Fiocchi đang chờ con ở đó!

– Thế thầy lội qua nước sâu được không?

– Ngựa Raposo con biết bơi!

Họ đành để thầy đi, nhưng sai hai gia nhân cỡi ngựa theo thầy. Vừa ra khỏi nhà, mưa tạnh. Ánh nắng mặt trời sau dãy núi cao chiếu lên sáng rực. Họ qua suối Lausiento dễ dàng, đến thác Ofrantô, nước chảy xiết cuốn theo nhiều cây tróc rễ. Hai gia nhân can:

– Thầy ơi! Nước lớn quá, không qua được đâu!

Nhưng Giêrađô làm dấu Thánh giá, bảo ngựa:

– Em Raposo à, nhân danh Chúa Ba Ngôi em hãy mạnh dạn lội xuống đó!

Con ngựa vâng lời. Nước ngập đến bụng nó. Một thân cây lớn đang trôi, sắp đâm sầm vào con ngựa. Giêrađô chỉ tay vào cây gỗ:

– Nhân danh Chúa Ba Ngôi, mày phải đứng yên tại chỗ!

Lập tức, cây kia dừng lại giữa dòng nước cuồn cuộn chảy. Người, ngựa sang bờ bên kia bằng yên. Bấy giờ, thân cây mới chuyển động, lao nhanh theo nước lũ. Hai tên gia nhân thở phào nhẹ nhõm, trở về thuật lại cho cả nhà hay sự việc. Ai nấy nhìn nhận: Đức vâng lời đi trước phép lạ theo sau!

******

Giêrađô vâng lời Bề trên trọn hảo, không bao giờ hỏi lại điều gì. Một buổi tối, sau giờ đọc kinh, cha Bề trên bảo thầy:

– Con ra sân chờ chốc nữa, cha sẽ nói chuyện với con.

Cha Bề trên về phòng đọc sách rồi đi ngủ, quên hẳn việc đã dặn Giêrađô. Đến gần sáng, ngài chợt nhớ lại vội chạy ra thấy Giêrađô vẫn đứng đợi. Ngài trách:

– Không thấy cha, sao con không lên phòng tìm?

– Thưa cha, con nghĩ cha đang bận việc gì nên ra trễ.

Cha Bề trên cảm phục đức vâng lời trọn hảo của thầy.

Giêrađô lo nhà thờ, kiêm thêm việc giữa cửa. Cha Bề trên dặn:

– Khi nghe chuông dù đang làm gì, cũng tạm để đó đi mở cửa ngay đừng để khách chờ…Sáng hôm ấy, Giêrađô vào hầm lấy rượu lễ. Đang vặn vòi cho rượu chảy vào chai, bỗng nghe chuông phòng khách, thầy vội vàng cầm chai chạy. Cha Bề trên gặp, hỏi:

– Thầy đi đâu gấp vậy?

– Thưa cha, con đi mở cửa kẻo khách đợi!

– Thầy đưa cái chai cho tôi, rồi đi mở cửa.

Cầm cái chai có ít rượu, thấy vòi thùng rượu vẫn mở, nhưng không có giọt rượu nào chảy xuống đất, ngài nghĩ:

– Chính vì Giêrađô đã vâng lời trọn hảo, nên Chúa đã làm phép lạ này.

******

Chúa Thánh Thần ban cho Giêrađô ơn thông hiểu những điều Bề trên muốn, dù ngài ở xa. Những ngày ở Tập Viện, cha Cafarô thử truyền lệnh bằng ước muốn, Giêrađô đang cuốc đất ngoài vườn vào gõ cửa: Thưa cha con sẵn sàng vâng lời cha.

Sau này, cha Fiocchi lên làm Bề trên, ngài cũng thấy điều lạ lùng ấy. Một hôm ngài nhờ Giêrađô đưa bức thư sang Lacedonia, thầy cỡi ngựa đi ngay. Nửa giờ sau cha sực nhớ ra đã quên một việc quan trọng không viết vào thư, ngài kêu lên:

– Chúa ơi! Làm sao cho thầy trở lui nhỉ!

Muốn vậy thôi, chứ ngài không hy vọng gì. Nhưng 15 phút sau thấy Giêrađô gõ cửa đưa lại lá thư cho ngài. Hết sức ngạc nhiên, ngài hỏi:

– Tại sao thầy trở lui?

– Thưa cha, Chúa Thánh Thần cho con biết, cha đã quên viết một điều quan trọng vào thư, nên con trở về.

Mùa Chay năm 1752, cha Fiocchi cùng vài cha khác đến Melfi giảng Đại phúc. Các ngài ngụ tại Tòa Giám Mục. Trong một bữa ăn tối, cha Fiocchi nói với Đức cha Têôđo về Giêrađô. Đức cha hỏi:

– Tôi có thể mời thầy đến đây vài ngày không? Nếu được, xin cha viết vài chữ tôi sai người cầm thư đến Đêlixêtô.

– Thưa Đức cha, không cần viết thư. Để con gọi thầy ấy bằng thần giao cách cảm. Sáng mai Giêrađô sẽ có mặt ở đây! Ngay giờ phút đó, Giêrađô nói với cha phó:

– Thưa cha, cha Bề trên ở Melfi gọi con sang đó gặp ngài. Xin cha ban phép lành cho con.

Thầy lên ngựa đi ngay, quãng đường dài 150 cây số, thầy và ngựa rong ruổi suốt đêm. Thầy chỉ nghỉ vài phút cho ngựa uống nước, lau mồ hôi cho nó rồi tiếp tục đoạn đường còn lại. Đến Melfi, trời chưa sáng hẳn, thầy vào Toà Giám mục. Cha Fiocchi làm bộ, hỏi:

– Con đến đây có việc gì?

– Cha gọi con mà!

– Cha không gởi thư, cũng chẳng nhờ ai nhắn con!

– Thưa cha, có Đức Cha muốn gặp con và cha gọi con bằng thần giao cách cảm. Giêrađô đến quỳ hôn nhẫn Đức Cha và thưa:

– Trình Đức Cha, con là một tu sĩ hồn xác yếu đuối. Đức Cha muốn gặp con làm gì?

*******

Đức cha Têôđo cảm phục đức vâng lời trọn hảo của thầy Giêrađô. Ba ngày ở trong Toà Giám mục Melfi, sáng dự lễ, chiều nghe giảng, chầu Mình Thánh Chúa, Giêrađô vui mừng hết sức. Thầy làm việc giúp các người nấu ăn, giặt áo, quét lau trong ngoài Toà Giám mục. Buổi tối, Đức Cha gặp riêng thầy, hỏi nhiều điều về giáo lý đạo thánh Chúa. Ngài rất ngạc nhiên, vì thầy ít học mà nói về Mầu nhiệm Thiên Chúa cách thông thái, sốt sắng, chưa bao giờ các giáo sư Chủng viện dạy được như thế. Ba ngày Bề trên bảo ở lại Melfi đã qua, Giêrađô xin từ giã Đức Cha để trở về Đêlixêtô. Đức Cha bảo:

– Thời tiết hôm nay xấu, sương mù dầy đặc. Sáng mai, thầy sẽ lên đường bớt nguy hiểm hơn.

– Trình Đức Cha, con vâng lời Bề trên đến đây, bây giờ con trở về cũng do ý muốn của ngài.

Giêrađô quỳ hôn nhẫn Đức Cha, lên ngựa dưới làn mưa sương mù. Qua khu rừng và đồng lúa tối mờ, thầy men theo sườn núi, cạnh thác Ofranto nước chảy ào ào, ngập quá bờ. Mỗi bước đi người và ngựa có thể bị nước cuốn trôi! Bỗng một bàn tay xương xẩu nắm lấy cương ngựa và tiếng cười ghê rợn phát ra:

– Dừng lại! Nhà ngươi nằm trong tay ta rồi! Nhưng Giêrađô vẫn điềm tĩnh:

– Thì ra mi! Đồ súc sinh! Nhân danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, mi phải dẫn ta đến Lacedonia, đi cho đúng đường!

Bị chế ngự bởi hai Thánh Danh cực trọng. Satan trở thành tên dẫn đường cho Giêrađô qua núi cao, rừng rậm. Khi vào cửa thành, gần nhà thờ Chúa Ba Ngôi, Giêrađô phóng thích cho tên quỷ. Lúc đó, vào khoảng 10 giờ đêm. Sương khuya bao trùm dày đặc nhưng Giêrađô biết rõ đường, thầy đến gõ cửa nhà ông bạn Capucci. Ông này thò đầu ra cử sổ, hỏi:

– Ai đó?

– Giêrađô đây!

– Chúa ơi! Ban đêm thời tiết xấu như thế này mà thầy đi đâu vậy?

– Tôi ở Melfi về Đêlixêtô. Sương mù đầy mặt đất, che khuất đường đi. Chúa Giêsu và Mẹ Maria cho tôi chế ngự được Satan bắt nó dẫn tôi tới đây!

*******

Thầy Giêrađô luôn luôn đặt đức vâng lời lên trên hết, nên Chúa đã ban cho thầy làm nhiều phép lạ. Một hôm, cha Bề trên sai thầy đến xin bà đạo đức Mônica một vuông lụa trắng để làm khăn phủ bình đựng Mình Thánh Chúa. Bà vào phòng riêng, lục trong tủ, không thấy miếng nào. Bà lấy kéo định cắt vạt áo cưới, nhưng Giêrađô ở ngoài nói vọng vào:

– Xin bà đừng cắt áo cưới! Bà xem kỹ lại trong số vải màu có miếng lụa trắng đấy!

Bà Mônica hồi nãy đã lật từng miếng mà không thấy. Theo lời thầy, bà xem lại, bà hết sức ngạc nhiên: Giữa những tấm vải màu, có một mảnh lụa trắng đẹp. Giêradô cầm về trình cha Bề trên. Ngài rất vừa ý:

– Thấy cố gắng làm cho được hai cái!

Một điều khó thực hiện! Khéo cắt cũng chỉ đủ một cái. Giêrađô nhìn lên Thánh Giá cầu nguyện, rồi cầm kéo cắt được hai cái như ý cha Bề trên muốn.

********

Một lương y đạo đức lâm bệnh nặng. Dân trong vùng rất mến ông, vì đã cứu giúp nhiều người. Họ bàn nhau đến xin cha Bề trên cho thầy Giêrađô tới đặt tay lên người bệnh. Cha Bề trên bảo thầy:

– Con đi thăm vị lương y, xem bệnh tình ông thế nào?

Giêrađô theo họ tới nhà. Thầy làm dấu Thánh giá trên trán ông và đỡ ngồi dậy. Ông cảm thấy khỏe mạnh như thường. Mọi người có mặt, cám ơn thầy nhưng thầy nói:

– Chính vì lòng bác ái của lương y mà Chúa đã chữa ông! Khi thầy đã ra về, họ bảo nhau:

– Thầy Giêrađô làm phép lạ, vì vâng lời Bề trên.

 

GIÊRAĐÔ GIÚP CÁC CHA GIẢNG ĐẠI PHÚC (1752-1754)

Trong bản Luật đầu tiên Dòng Chúa Cứu Thế, cha Anphongsô dạy các sĩ tử sống khó nghèo, lợi tức do lao động không đủ sống thì đi ăn xin. Nhưng về sau, Toà thánh không cho những Tu hội mới thành lập theo đường lối Dòng Hành Khất như thời Trung cổ. Tuy vậy, Tòa thánh vẫn ban phép lạc quyên để xây cất nhà thờ và các công trình khác giúp dân thờ phượng Chúa dễ dàng hơn.

Đầu năm 1752, ban Quản trị Tu viện Đêlixêtô muốn trùng tu lại nhà thờ Đức Mẹ An Ủi, nới rộng hai bên để giáo dân có chỗ dự lễ. Nhà Dòng chỉ đủ ăn hằng ngày, cha Fiocchi xin phép cha Bề trên Cả Anphongsô cho thầy Giêrađô đi lạc quyên trong các họ đạo. Thầy vâng lời, cầm thư giới thiệu đến Đức Giám Mục Melfi, rồi đi dần về Murô, quê hương yêu quý của thầy. Hơn 3 năm xa cách, nhưng thầy chỉ đến thăm mẹ già, các anh chị, các cháu, rồi từ giã để lo việc Bề trên giao phó. Không thể tả hết nỗi vui mừng dạt dào trong lòng bà Bênêđita, khi gặp lại đứa con trai duy nhất trong chiếc áo dòng đen, cổ trắng, chuỗi Mân côi treo nơi thắt lưng. Thầy Giêrađô dấu yêu của bà khác hẳn ngày trước. Bà ước ao con ngủ lại một đêm để mẹ con tâm sự nhưng không thể được. Sau ngày gặp con, bà sung sướng dọn mình đợi Chúa gọi. Bà vĩnh biệt cõi trần, ngày 10 tháng 4 năm 1752.

Giáo dân Murô và các vùng lân cận, hay tin thầy Giêrađô đến xin tiền sửa nhà thờ Đức Mẹ, kẻ ít người nhiều, đua nhau đóng góp. Trong những ngày trú ngụ tại đây, Giêrađô xin cha sở cho ở phòng nhỏ cuối nhà. Ngài sai gia nhân dọn giường nệm tử tế, nhưng Giêrađô quỳ nhìn về phía nhà Tạm nói chuyện với Chúa Giêsu Thánh Thể gần suốt đêm, chỉ ngủ vài giờ trên nền đất lạnh lẽo. Nhiều người trong giáo xứ đem tiền đến giúp, đã nhờ thầy giải đáp những khó khăn họ đang gặp phải trên bước đường đời. Thầy cầu xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng rồi trình bày từng chi tiết, giúp mọi người biết cách xử sự. Chính cha sở cũng lấy làm lạ: Vì sao một người ít học như Giêrađô lại thông hiểu Mầu nhiệm đạo thánh Chúa hơn các tiến sĩ thần học? Câu hỏi không có lời giải đáp, nếu xét theo lẽ thường tình.

******

Một hôm, cậu bé con ông thợ bạc đi quyên tiền giúp thầy Giêrađô. Cậu cầm số bạc chạy về, vô ý vấp ngã vào cục đá giữa đường, ngã xuống bất tỉnh. Những người xung quanh đứng nhìn không biết làm thế nào? Giêrađô nghe tin, vội vàng đến làm dấu Thánh giá trên trán em nhỏ, tức thì nó đứng dậy như thường. Mọi người có mặt hoan hô thầy Giêrađô làm phép lạ, nhưng thầy xua tay:

– Bà con đừng hiểu lầm, chính Thánh giá Chúa Kitô đã cứu chữa em!

Các ơn lạ và những lời chỉ dạy khôn ngoan của thầy Giêrađô chuyển từ người này qua kẻ khác. Ai đã gặp thầy, còn muốn được thầy tiếp lần nữa. Người chưa gặp chưa nghe thầy lại càng náo nức hơn. Họ chia nhau canh chừng các ngả đường, ai thấy thầy thì thông báo cho người khác. Giêrađô rất khổ tâm về việc này, chỉ muốn chóng trở về Dòng, nhưng số tiền dự tính chưa đủ thầy đành phải tiếp họ. Muốn nhắc nhở mình là kẻ hèn hạ, tội lỗi trước mặt Chúa và người đời, Giêrađô ăn chay, mang xiềng, để mỗi bước đi giúp thầy nhớ đến thân phận tro bụi của mình. Thường khi đi đường, từ xa thấy có nhiều người.chờ đón, thầy chi vào bụi rậm sẵn lòng cầu xin Chúa ban ơn lạ cứu chữa các bệnh nhân, giải đáp cho họ những điều họ đang lo lắng. Họ đến cám ơn, thầy bảo:

– Chính Chúa và chỉ một mình Chúa có quyền làm phép lạ. Bà con hãy tạ ơn Người!

******

Cha Giám đốc Đại chủng viện địa phận Melfi mời thầy đến thăm trường, cha ngỏ ý xin thầy vì lòng mến Chúa, trình bày cho các Linh mục tương lai, mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người. Giêrađô quỳ cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng, rồi ngồi vào ghế giáo sư. Thầy phân tích rõ ràng để cử tọa thấu hiểu lòng thương vô biên của Chúa Giêsu đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết, như lời Người đã nói với các môn đệ: “Của ăn Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta!”. Mọi người nghe, trong lòng cảm thấy ngọn lửa Mến Chúa bốc cháy mà từ trước tới nay chưa một giáo sư nào thuyết giảng được như thế!

Các nữ Dòng Clara nghe vậy, cũng xin thầy đến nhưng Giêrađô viện lẽ, một tu sĩ bậc nhì không có phép giảng lời Chúa cho các dòng nữ. Bà bề trên xin Đức Cha địa phận Melfi truyền thầy phải vâng lời, Giêrađô buộc lòng thay thế cha Linh hướng tu viện, dạy các chị biết làm đẹp lòng Chúa, khi suy gẫm, cầu nguyện, dự Thánh lễ và trong công việc bổn phận thường ngày. Chúa Thánh Thần tác động trong tâm hồn các chị, thấu hiểu cuộc đời dâng hiến làm nữ tỳ Thiên Chúa, khiến các chị yêu mến Luật dòng hơn trước. Chúa cho Giêrađô thấy tình trạng tâm hồn từng người. Thầy nói riêng với một chị: “Chị đã quên một tội nặng!” Và với một chị khác: “Chị hãy cởi bỏ trái tim bằng vàng đang đeo trong cổ, bởi đã sống khó nghèo, chính đồ trang sức này chiếm chỗ Chúa nơi tâm hồn của chị”. Một nữ tu bị bại liệt, xin thầy cầu nguyện cho đi lại được khỏi phiền các chị em giúp đỡ. Giêrađô biếu cho họ một mảnh vải đã chạm vào xương Mẹ Thánh Têrêxa Cả. Đặt thánh giá lên đầu gối, chị đứng lên đi lại như thường. Cả nhà ca ngợi Mẹ Thánh Têrêxa Cả, nhưng họ hiểu nhờ lời nguyện của thầy Giêrađô.

*******

Ở Murô, có ông Lục sự Antôniô Rubertio. Dân vùng này coi ông là người nhân đức. Một hôm, ông đến nhà thờ dự lễ, Giêrađô chận ông trước cửa, nói nhỏ:

– Ông sống giả hình như thế này đến bao giờ? Ông quên tội đã giết một dân quê và chôn trong góc vườn rồi sao? Ông lo xưng tội ngay đi, vì chiều nay, Chúa sẽ gọi ông.

Nghe lời như sét đánh, ông vội vàng đi tìm cha giải tội. Từ giờ đó, ông lo dọn mình chết. Trước khi nhắm mắt, ông đã kể chuyện này cho vợ con nghe.

Gặp đám tang một em bé, cha mẹ, bà con khóc than đưa nó đến nghĩa trang. Giêrađô bảo:

– Ông bà và gia đình nên cám ơn Chúa thay vì khóc lóc. Linh hồn cháu đang dạo trong thiên đàng với Chúa Hài Đồng. Đó là ơn trọng Chúa ban cho cháu, nếu cháu lớn lên sẽ thành đứa xấu nết phải trầm luân hỏa ngục đời đời.

Lần kia, Giêrađô qua cầu thấy cỗ xe ngựa chất đầy hàng, bánh xe lún sâu vào cát, tên mã phu tay đẩy xe miệng nói những lời lộng ngôn, rủa trời, oán đất, thầy bảo:

– Này anh, đừng nói xúc phạm đến Chúa!

– Vậy thầy hãy kéo xe ra khỏi đây đi!

Giêrađô bảo con ngựa bằng một giọng hiền từ:

– Em ngựa ơi! Nhân Danh Chúa Ba Ngôi, em hãy kéo xe ra khỏi đống cát này!

Như có luồng điện chuyền vào chân ngựa, nó lôi xe ra khỏi chỗ sa lầy. Giêrađô giúp anh mã phu đẩy xe qua bên kia cầu. Dọc đàng thầy bảo anh:

– Từ nay, anh phải bỏ tính nói lộng ngôn, đó là kiêu ngạo, xúc phạm đến Chúa. Nếu anh chứng nào tật ấy, môi, lưỡi anh sẽ bị lở loét, hôi thúi. Chừng nào anh ăn năn, hứa dốc lòng chừa, Chúa sẽ cho lành, nhưng miệng méo vẫn còn, để anh nhớ suốt đời.

Thầy lấy trong túi ra một khăn nhỏ, trao cho anh và bảo:

– Khi nào xe lên dốc, ngựa kéo không nổi, anh để khăn này vào xe, ngựa sẽ kéo đi dễ dàng.

Nhờ cái khăn quý này, tên mã phu đã dùng nhiều lần kết quả như ý. Nhưng tật nói lộng ngôn, hắn vẫn không chừa nên đã xảy ra như thầy Giêrađô báo trước. Bấy giờ, hắn mới sáng mắt ra, quyết dốc lòng chứa và hứa sẽ đi xưng tội. Y được lành ngay nhưng miệng méo vần còn. Tên mã phu kể cho mọi người nghe chuyện này. Từ đó, những người hay nói lộng ngôn sợ bị méo miệng.

*******

Thầy Giêrađô thường khuyên mọi người giữ đức công bình. Thầy kể cho họ nghe sự lạ này:

– Hồi ấy, cha Anphongsô chưa lập Dòng Chúa Cứu Thế. Một hôm ngài thấy người chăn heo đang lùa bầy heo vào chuồng. Nhưng bầy heo chạy tán loạn không theo ý chủ. Anh ta quát to: “Tụi heo kia, chúng mày phải vào chuồng hết, như mấy người lỗi đức công bình vào hỏa ngục vậy!”. Lập tức bầy heo đua nhau vào hết trong chuồng. Đó là Chúa cho chúng ta thấy kẻ lỗi đức công bình không thể vào được thiên đàng.

Một hôm, thầy Giêrađô đem ngựa tới tiệm đóng móng. Khi xong, tên thợ tính giá quá cao. Thầy không bằng lòng bảo ngựa:

– Em hãy trả 4 móng sắt lại cho họ đi!

Con ngựa hiểu ý, co chân đá, lần lượt, 4 móng sắt rơi xuống đất. Người, ngựa ra về. Tên thợ hoảng hồn, chạy theo kêu nhưng thầy không trở lại. Từ đó hắn tính giá phải chăng với mọi người.

Trong thời gian lạc quyên, sáng hôm ấy thầy Giêrađô đi qua một cánh đồng gặp nhiều nông dân đứng trên đường nhìn xuống ruộng mà khóc, thầy hỏi:

– Tại sao bà con khóc?

– Thưa thầy, lúa mạch vừa chín chúng tôi chưa kịp gặt thì hàng ngàn, hàng vạn con chuột không biết từ đâu đến, tràn xuống ruộng cắn phá.

Mấy ông bà già mau nước mắt, kêu lên:

– Chúa ơi! Như thế này chắc các con chết đói hết! Giêrađô an ủi:

– Bà con hãy tin cậy vào Chúa. Người sẽ làm những việc để cứu giúp con cái Người.

Thầy giơ tay làm dấu Thánh giá trên cánh đồng bao la, rồi lên ngựa đi ngay. Bỗng chốc, vô số con chuột lớn, bé nằm chết như rạ! Mọi người vui mừng chạy theo kêu:

– Phép lạ! Phép lạ! Chúng con xin hết lòng cám ơn thầy! Nhưng Giêrađô đã phi ngựa đi rất xa, thật xa!

 

MỘT CUỘC HÒA GIẢI

Đầu năm 1753, ở Castelgrande xảy ra một vụ động trời. Lục sư Martinô Carusi giết đứa con trai ông Marcô Carusi, anh em cùng họ. Bà con họ hàng chia làm hai phe, chống nhau kịch liệt. Có lẽ một ngày không xa, hai bên sẽ nói chuyện với nhau bằng súng đạn. Bác sĩ Gaetano Federico là Thị trưởng không thể nào dàn hoà được, phải cầu cứu cha Cafarô, Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Capôsêlê. Cha Cafarô nghĩ: Chỉ có thầy Giêrađô mới thuyết phục được họ bắt tay nhau. Ngài viết thư trình bày với cha Fiocchi, Bề trên tu viện Đêlixêtô xin cho thầy Giêrađô đến Castelgrande với sứ mạng hòa bình. Cha Fiocchi đồng ý. Giêrađô vâng lời lên đường với thầy Fiora. Cả hai phi ngựa tới Nuvo Monte: Một đoàn người đông đảo đang chờ đợi. Giêrađô rẽ qua đường khác nhưng cũng không thoát được dân trong tỉnh chia nhau canh gác, mong được gặp thầy. Bất đắc dĩ Giêrađô phải tiếp họ. Chúa Thánh Thần soi sáng cho thầy biết hoàn cảnh từng người. Thầy gỡ rối cho kẻ này, khuyên gia đình kia, hoà thuận thương yêu nhau.

Có một thiếu nữ bị quỷ ám, thầy làm dấu Thánh giá trục xuất nó ra nhưng dặn phải lo đi xưng tội, sống đạo hạnh, đừng ăn chơi phóng túng kẻo lại khốn cực hơn trước. Ba giờ ở Nuvo Montê, Giêrađô giúp mọi người tìm lại được bình an tâm hồn, thể xác. Đến lúc phải đi Castelgrande, ngựa thầy Fiora bị bệnh bất ưng. Giêrađô nhường ngựa cho bạn. Bỗng một con bạch mã từ đâu chạy đến không ai rõ lai lịch của nó. Họ khuyên thầy dùng ngựa khác, nhưng Giêrađô bảo:

– Không sao đâu!

Ngựa trắng phi nhanh nhưng lại chui vào những nơi nguy hiểm. Giêrađô làm dấu Thánh giá, truyền cho nó đi vào con đường chính. Hai anh em tới Castelgrande lúc trời nhá nhem tối. Ông thị trưởng và nhiều thân hào đón chào và dẫn hai thầy về dinh. Một bữa tiệc thịnh soạn dọn ra, nhưng Giêrađô chỉ ăn ba miếng bánh mì, uống nước lã, rồi xin phép đến gặp cha sở. Giêrađô chăm chú nghe ngài kể lại toàn bộ câu chuyện. Giêrađô tỏ vẻ lo lắng:

– Thưa cha, đây là một vấn đề phức tạp, nan giải đối với trí óc loài người. Xin phép cha con vào chầu Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Người ban Thánh Thần soi sáng cho biết phải xử sự thế nào. Con sẽ ngủ đêm nơi bệ bàn thờ.

******

Rạng ngày, sau khi dự lễ ăn lót lòng, Giêrađô xin thầy Fiora lần chuỗi Mân Côi, cầu nguyện trước nhà tạm. Sau đó thầy đến nhà ông Marcô Carusi, thân sinh anh thanh niên bị giết. Giêrađô phân giải từng điều hơn thiệt, khiến ông Marcô xiêu lòng nhưng mối thù đã khắc sâu vào tâm can, ông không chịu tha thứ cho kẻ thù. Giêrađô lại đến gặp ông Marcô lần thứ hai, an ủi, khuyến khích ông đủ điều. Ông hứa sẽ làm giấy ký kết giao hoà giữa hai gia đình. Giêrađô giao công việc lại cho ông Thị trưởng.

Thầy được lệnh Bề trên đến giáo xứ Murô, giải quyết vài việc quan trọng khác. Tại đây, thầy giúp một bà bệnh nặng đang trong tình trạng tội lỗi. Thầy nói với bà:

– Xin bà bảo đi mời cha giải tội và ban các bí tích sau hết, vì hai ngày nữa Chúa sẽ gọi bà.

Các con vội vàng lo cho bà. Đúng như lời thầy nói: Hai ngày sau, bà qua đời bằng yên, lòng vui sướng vì được Chúa tha thứ moi tội lỗi. Ma quỷ thất bại bên này, lại phá bên kia. Khi Giêrađô trở lại Castelgrande, câu chuyện giải hoà trở nên tồi tệ hơn trước. Bà Marcô khi biết chồng mình nghe lời thầy Giêrađô khuyên bảo mà tha thứ cho kẻ thù. Bà cùng mấy cô con gái hùng hổ nói với chồng rằng:

– Anh muốn tha thứ cho người ta đã giết hại con mình hay sao? Con chúng ta đòi phải trả thù, trả thù!

Thấy không thể dùng lời ngọt ngào lay chuyển lòng chai đá của họ. Thầy Giêrađô lấy Thánh giá đang đeo trên ngực, đặt xuống đất trừng mắt nhìn bà Marcô và nói:

– Lần trước tôi đến theo yêu cầu của ông Thị trưởng. Hôm nay vì Chúa dạy, nếu bà và các cô không tha thứ cho kẻ thù thì hãy giẫm lên Thánh giá Chúa đi!

Cả nhà xanh mặt vì lời nói đanh thép của Thầy nhưng vẫn không lay chuyển. Thầy Giêrađô hét lớn:

– Một là các ngươi chọn Chúa, hai là bỏ Chúa, chớ không thể lừng khừng như vậy được!

– Tôi cho các người biết: Linh hồn cậu con trai bị giết, đang ở trong lửa luyện tội, chừng nào các ngươi chịu tha thứ cho kẻ thù thì Chúa mới cho cậu ấy lên Thiên đàng.

Nói xong, thầy cầm Thánh giá bước ra khỏi nhà. Vợ chồng ông bà Marcô và các cô con gái chạy theo kêu:

– Thưa thầy, chúng con xin tha thứ, tha thứ hết, xin thầy ở lại để chứng kiến gia đình chúng con bắt tay làm hoà!

Thầy Giêrađô trở lui với nụ cười trên môi:

– Như vậy mới là con cái của Chúa!

Bây giờ mọi người hãy nhìn vào Thánh giá Chúa Giêsu cùng nhau đọc kinh Lạy Cha: “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho người có lỗi với chúng con”. Sau khi đọc xong kinh Lạy Cha, thầy Giêrađô nói:

– Chúa vừa cho tôi thấy linh hồn con trai ông bà đã được lên Thiên đàng. Tôi có việc phải đi ngay bây giờ, không thể ở lại chứng kiến việc làm hoà hai bên. Chúa sẽ mỉm cười chúc lành cho tất cả.

Thầy Giêrađô vội váng kiếu từ vì sợ hai bên cám ơn ngợi khen mình. Chính Chúa đã uống nắn lòng chai đá họ tha thứ cho nhau.

*******

Hơn 300 người tiễn chân hai thầy. Giêrađô còn dẫn 20 thanh niên hư hỏng, đến Capôsêlê tĩnh tâm, sám hối. Ngài vui mừng vì Chúa đã dùng tôi tớ hèn mọn, đưa về cho Người nhiều linh hồn, và sau cuộc giao hoà khó khăn này, sẽ còn nhiều người trở về thờ phượng Chúa.

Ở Capôsêlê, thầy cho bà Bodara biết về đứa con gái:

– Cháu bị mù suốt đời, nhưng lớn lên sẽ làm được hết mọi việc trong nhà, như người sáng mắt. Tất cả ứng nghiệm như lời thầy Giêrađô nói trước.

Một lương y đến xin thầy Giêrađô chữa cho con mình bị kinh phong. Thầy đưa cho ông một Thánh giá nhỏ:

– Bác đeo Thánh giá này vào cổ cháu. Chúa chịu nạn sẽ chữa cháu lành.

Ông làm như lời thầy bảo, bệnh kinh phong cậu bé hết ngay. Tin này đồn ra, nhiều kẻ tật bệnh đến xin thầy chữa. Thầy cho mỗi người một Thánh giá nhỏ và bảo:

– Bà con hãy tin tưởng vào lòng thương vô biên của Chúa. Sau khi được ơn lạ, bà con nhớ siêng năng thờ phượng Chúa nhiều hơn trước. Trong gia đình, cố gắng sống hoà thuận, tha thứ cho nhau tất cả những lỗi lầm. Chính các việc này kéo ơn Chúa xuống trên mọi người.

******

Những lời căn dặn đơn sơ, nhưng đầy lòng mến Chúa của Giêrađô in sâu vào tâm trí giáo dân. Đời sống gia đình, xã hội trong xứ thay đổi hẳn. Mỗi tối khắp cùng thôn xóm trong gia đình, vợ chồng, con cái, cầu nguyện, lần hạt Mân Côi. Thầy Giêrađô không bao giờ đi giảng Đại Phúc như các cha, nhưng đời sống hãm mình, cầu nguyện đã đem nhiều người trở về với Chúa. Chỉ có Chúa mới biết con số đông đảo này.

Trước khi rời khỏi Capôsêlê, Giêrađô linh cảm sẽ không còn gặp lại cha Cafarô ở trần gian này nữa. Nắm chặt tay cha Linh hướng đã dẫn dắt mình trong mấy năm, thầy thưa:

– Chúa cho con biết, gặp cha lần này là cuối cùng. Hẹn gặp lại cha trong Nước Chúa!

Cha Cafarô tuy mới 46 tuổi, nghe con thiêng liêng nói vậy, ngài xin từ chức Bề trên, bỏ hết mọi công việc để dọn mình về với Chúa. Ngày 13 tháng 8 năm 1753, sau bữa ăn tối, Giêrađô đang đi bách bộ trò chuyện với anh em, bỗng thầy kêu lên:

– Tôi thấy các Thiên Thần rước linh hồn cha Cafarô len thiên đàng!

Chiều hôm sau, có thầy phi ngựa từ Capôsêlê đến báo tin cho Dòng biết:

– Cha Cafarô đã được Chúa gọi về lúc 7 giờ chiều hôm qua. Giêrađô nói với anh em:

– Đức Mẹ đã đem cha về nước trời trước lễ Mông Triệu, vì suốt đời ngài không những yêu mến Đức Mẹ cách riêng mà còn khuyên bảo mọi người tôn kính Mẹ, để Mẹ dẫn họ đến cùng Chúa Giêsu, như ngài thường nói: “ĐẾN CÙNG CHÚA GIÊSU NHỜ MẸ MARIA”.

Sau lễ Chúa Cứu Thế, Bổn mạng của Dòng, cha Bề trên sai thầy Giêrađô đến Melfi giúp ba cha đang nghỉ dưỡng bệnh tại đây. Melfi ở miền núi, khí hậu tốt. Một gia đình có con làm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, sở hữu khu vườn rộng, đầy cây ăn quả. Ngôi nhà lớn, họ dành một nửa mời các cha, các thầy đến nghỉ dưỡng bệnh. Giêrađô đã tới đây vài lần, nhưng tạm trú ở Toà Giám Mục. Ý cha Fiocchi muốn Giêrađô theo giúp các cha, vì sức khoẻ thầy ngày càng yếu. Bác sĩ cho biết, phổi Giêrađô có vi trùng lao nếu không chữa kịp thời sẽ chết yểu. Bác sĩ chẩn đoán vậy, nhưng Giêrađô đoan chắc mình vẫn khoẻ. Cuối cùng, cha Fiocchi nghĩ ra cách này. Ngài bảo:

– Trong thời gian con ở Melfi, cha không cho phép con ăn chay, đánh tội hoặc làm việc hãm mình bề ngoài. Vì ở trong nhà giáo dân, đừng làm gì khác thường. Con chỉ đọc kinh, dự lễ, xem sách thiêng liêng, lần chuỗi Mân Côi. Các giờ khác, con hãy ngủ, nghỉ, vui chơi giải trí như anh em.

Vâng lời trọng hơn của lễ, Giêrađô đến Melfi với túi sách đựng vài bộ quần áo, cuốn Kinh Thánh và mấy chục Thánh giá nhỏ. Ở nhà nghỉ dưỡng bệnh, Giêrađô làm vui lòng Chúa bằng nhiều cách khác. Buổi sáng, đi dự lễ về, thầy giặt quần áo các cha, đi cắt cỏ cho ngựa, rồi đến nhà thờ chầu Thánh Thể đến giờ ăn trưa. Để các cha chóng hồi phục sức khỏe, mỗi chiều thầy vừa đàn, vừa hát những Thánh Ca cám ơn Chúa xuống thế làm người. Thầy cũng hát các bài kính Đức Mẹ. Một hôm thầy hát:

“Nếu anh muốn thấy Chúa Trời, Người ở khắp mọi nơi, Trong mọi loài, mọi vật. Trong lòng anh, lòng tôi. Lạy Chúa, con yêu mến Người biết bao, Xin đốt lòng con ngọn lửa khát khao, Từ Trái Tim Người dọi xuống. Cho hông con bay tới ngàn sao!”

Bỗng chốc, thầy bay lên cao, đầu đụng vào mái nhà, Một cha chạy tới nắm chân thầy kéo xuống. Thầy tỉm lại, ôm đàn đi ra ngoài.

Bà chủ nhà lo bữa ăn. Thấy thầy Giêrađô chỉ dùng ba miếng bánh mì chấm nước súp, thêm ít lá khô vò nhỏ. Một lần, bà nếm thử lá đó xem thế nào. Bà vội vàng phun ra hết, rồi đi súc miệng hai, ba lượt: Vị đắng làm bà tê cả lưỡi.

*******

Chủng sinh Micae bị sốt rét thương hàn nặng phải về nhà. Thầy thuốc bó tay hết cách chữa! Giêrađô đến thăm, cầm tay bắt mạch đeo vào cổ cậu một Thánh giá nhỏ. Khi thầy ra về, cậu Micae cũng đứng dậy đi. Cha mẹ và cả nhà vui mừng hết sức. Vài hôm sau, gặp cậu trên đường đi thánh lễ, Giêrađô bảo:

– Ít lâu nữa em sẽ vào Dòng Chúa Cứu Thế và trở thành Linh mục. Em hãy cố gắng nên thánh trong chức vụ Chúa ban.

– Khi nào tay em đụng trời, em mới vào Dòng thầy. Nhưng câu nói của thầy Giêrađô luôn luôn ám ảnh tâm trí, cậu đã xin thôi học Chủng viện để vào Dòng Chúa Cứu Thế.

Hết hè, sức khỏe các cha hồi phục, Giêrađô theo các ngài trở về Đêlixêtô. 10 ngày trước lễ Thánh Theôđora, bổn mạng nhà thờ chính toà Melfi, Đức Cha địa phận mời cha Fiocchi đến giảng tuần Bát nhật giúp giáo dân mừng lễ. Cha đem thầy Giêrađô theo. Buổi sáng, sau giờ lễ và chiều chầu Mình Thánh Chúa xong, thầy tập họp các trẻ em trước sân nhà thờ. Thầy đánh đàn, dạy các em hát những bài Thánh ca ngợi khen Chúa và Đức Mẹ. Thầy phát cho mỗi em một Thánh giá nhỏ:

– Các em hãy đeo Thánh giá vào cổ để nhớ ơn Chúa Giêsu đã chết vì thương yêu chúng ta. Mỗi tối, các em họp nhau, nay nhà này, mai nhà khác, lần hạt kinh Đức Mẹ và hát những bài thầy vừa dạy. Các em hãy nhớ, trong kinh cầu Đức Mẹ có câu: “Đức Mẹ là Cửa Thiên Đàng”, nghĩa là ai muốn vào cửa Thiên Đàng phải nhờ Đức Mẹ dẫn dắt.

Những buổi tập hát và nghe thầy Giêrađô nói chuyện, ban đầu chỉ có các em. Mấy hôm sau, các người lớn, thanh niên, thiếu nữ cùng tới tham dự khá đông, ngồi đầy sân nhà thờ. Đức Giám mục và cha Fiocchi rất vui, hy vọng kết quả sẽ tốt đẹp. 50 năm sau, một cụ già thường kể cho cháu nghe:

– Hồi ấy là năm 1753, ông mới 10 tuổi đã nghe thầy Giêrađô dạy những bài hát cầu xin Chúa và Đức Mẹ rất hay. Thầy khuyên các trẻ em năng lần chuỗi Mân Côi. Thầy bảo: Muốn lên Thiên Đàng phải nhờ Đức Mẹ vì Mẹ là Cửa Thiên Đàng.

Rồi ông cầm Thánh giá nhỏ đeo trên cổ giơ ra:

– Đây là mẫu Thánh giá thầy cho, ông đeo từ nhỏ đến bây giờ, nay đã mòn, nhưng ông rất quý vì là quà thánh.

Bà Têrêxa ở Melfi-giáo dân kính trọng bà là người thánh thiện. Gặp thầy Giêrađô bà thường nói chuyện đạo đức, thầy nghe một lúc rồi bảo:

– Bà giả hình sốt sắng nhân đức đến bao giờ? Bà đã giấu một tội trọng 10 năm nay. Bà hãy thật lòng hối cải, đi xưng tội, kẻo Chúa phạt sa hoả ngục đời đời.

Bà Têrêxa nghe như sét đánh bên tai, vội vàng tìm cha linh hướng xưng tội chung. Cha giải tội hỏi:

– Ai bảo con phải đi xưng tội chung?

– Thưa cha, thầy Giêrađô Dòng Chúa Cứu Thế!

– Thầy tu đó biết gì việc linh hồn mà dạy ai? Con cứ yên chí sống đạo hạnh như lâu nay. Con vừa xưng tội tuần rồi mà!

– Nhưng thưa cha….

– Không nhưng gì hết! Con cứ yên tâm, đừng nghĩ tới lời thầy tu đó!

Bà Têrêxa phải đi tìm cha khác, xưng tội đã giấu. Lương tâm bà được bằng yên thanh thản.

 

ĐI VIẾNG ĐỘNG ĐỨC THÁNH MICAE TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

Trên đảo Garganô, gần bờ biển phía Đông nước Ý, có hang động dâng kính Đức Thánh Micae. Tương truyền rằng: Vào thế kỷ thứ năm sau công nguyên, một nhà phú hộ chuyên nuôi gia súc và trồng cỏ trên đảo này. Hôm ấy, một con bò rừng xuất hiện, gia nhân dùng giáo, màc đánh đuổi, đến trước cửa hang nó đứng lại. Một tay thiện xạ giương cung bắn, nhưng lạ lùng, các mũi tên đều bay ngược trở lui. Không dám đến gần. Đức Giám mục sở tại hay tin, nghĩ là có chuyện khác thường. Ngài yêu cầu toàn thể giáo dân thuộc quyền ăn chay 3 ngày cầu xin Chúa cho biết thánh ý Người. Đến ngày thứ 3, Đức Thánh Micae hiện ra bảo ngài: “Chúa muốn Ta coi sóc đảo Garganô. Ta chọn Hang Động trên đỉnh núi để giáo hữu đến kính viếng. Ngươi hãy cho quét dọn, sữa sang trong ngày, đặt bàn thờ dâng thánh lễ mỗi ngày”. Đức Giám Mục vui mừng gửi thư chung đến các xứ trong giáo phận: Sáng ngày 29 tháng 9, mọi người tập họp dưới chân núi, kiệu tượng Đức Thánh Micae lên Động. Đức Giám Mục sẽ dâng Thánh lễ đầu tiên trước cửa Hang. Từ đó, mỗi Chúa nhật, nhất là ngày 29 tháng 9, nhiều đoàn người xa, gần hành hương đến kính viếng, cầu nguyện. Và Đức Thánh Micae đã bầu cử cho họ nhiều ơn lạ hồn xác.

*******

Mấy ngày trước lễ Đức Thánh Micae, cha giáo sư Alexandro di Mio và 11 thầy học viện Dòng Chúa Cứu Thế xin phép Bề Trên đi hành hương đảo Garganô. Thầy Anrê ẩn tu dẫn đường. Cha Bề trên chĩ định thầy Giêrađô tháp tùng, lo lương thực cho cả đoàn. Không biết trong nhà hết tiền hay vì lý do nào khác, cha Fiocchi trao cho Giêrađô 30 đồng bạc Ý! 14 người hành hương 3 ngày, quãng đường 70 cây số chỉ có 30 đồng! Các thấy học viện bảo nhau:

– Với số tiền nhỏ này, thiếu là cái chắc!

Nhưng Giêrađô trấn an mọi người:

– Các vị đừng quá lo. Chúa Quan phòng sẽ giúp khi chúng ta đói!

Thầy Anrê cỡi lừa, dắt theo một con khác dẫn đầu. 13 người đi xe ngựa. Chặng đầu tiên Deliceto-Foggia, 35 cây số. Đến nơi trời đã về chiều, phái đoàn kính viếng nhà thờ. Chính nơi đây, cha Anphongsô hồi chưa lập Dòng Chúa Cứu Thế đã được ơn ngất trí trước tượng Đức Mẹ hay làm phép lạ. Giáo dân thường gọi “Tượng Đức Mẹ bảy màu”. Lo bữa ăn, nước uống, chỗ ngủ nghỉ cho mọi người xong, Giêrađô ra sân tiếp các người quen. Mỗi người trình bày hoàn cảnh khó khăn riêng. Giêrađô cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng, giải đáp từng trường hợp. Ai nấy vui vẻ cám ơn từ giã thầy ra về. Dịp này Giêrađô cũng tiên báo cho một dì phước khỏe mạnh biết:

– Hai ngày nữa Chúa sẽ gọi dì! Sự việc đã xảy ra như lời thầy nói trước.

Thánh Giêrađô đưa 12 thầy Học viện đi hành hương, kính viếng nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần trên đỉnh núi. Từ Foggia đến Congela, 13 cây số, lót lòng thức ăn do giáo dân cung cấp. Thầy ẩn tu tới sau, hai con lừa mệt nhoài. Thầy muốn bỏ cuộc nhưng Giêrađô khuyên:

– Anh cứ cỡi lừa theo chúng tôi, không lẽ được nửa đường rồi lại thối lui?

– Nhưng hai con lừa của tôi chạy kịp ngựa các anh, chắc chết gục!

– Tôi có cách làm cho lừa anh phi như ngựa vậy! Thôi, chúng ta lên đường!

Thầy Anrê thấy lạ lùng: Hai con lừa của mình bay chứ không phải phi! Trên con đường vòng qua đồn điền Puoilla, chỉ nghe tiếng lục lạc vang rền, để lại phía sau, cát bụi vàng mù trời. Họ đến Man-re-đô-ni lúc trời chưa sáng.

– Chúng ta vào nhà thờ viếng Thánh Thể!

Một người bưng rổ hoa đi bán dạo. Giêrađô mua 5 cành huệ, trả tiền xong, sạch túi! Giêrađô vào đặt bó hoa trước nhà tạm:

– Lạy Chúa, chúng con nhớ Chúa. Phần Chúa, xin thương xót chúng con!

Linh mục chánh sở đang đọc kinh Nhật tụng, nhận ra các tu sĩ dòng cha Anphongsô liền đến gần:

– Mời quý vị vào nhà xứ ở tạm!

– Xin Chúa trả công cho cha. Nhưng chúng con đông lắm!

– Không sao, tôi có đủ phòng cho quý vị ngủ nghỉ. Thực phẩm cũng vậy nhưng mẹ tôi bị bệnh đã hai tháng nay, nên chú giúp việc nấu ăn không vừa miệng lắm!

– Xin cha đừng lo, chúng con cần nghỉ ngơi hơn ăn. Bệnh bà cố đã có thuốc này: Xin cha vẽ dấu Thánh giá trên trán bà, cơn sốt sẽ hết.

Cha sở y lời, thân mẫu ngài cảm thấy khỏe mạnh như thường. Bà tiếp đãi các vị khách quý rất tử tế. Một Linh mục già, nghỉ hưu gần đó nghe tin lạ, đến biếu nhà Dòng một bình hương bằng bạc, chạm trổ rất đẹp.

Sáng hôm sau, mọi người từ giã cha sở, bà cố, lên đường chặng cuối cùng, gần nhưng vất vả. Từ bở biển Adriatique, phái đoàn trèo lên đỉnh núi Garganô 843 thước. Trời nắng, ai nấy mệt gần đứt hơi, mồ hôi vã ra như tắm! Đến Hang Động Đức Thánh Micae, mọi người cầu nguyện thật lâu. Bụng đói, khát nước, anh em ra ngoài chờ Giêrađô. Họ sốt ruột, vì trời đã xế chiều mà chưa được ăn uống gì! Vài thầy Học viện vào Hang, thấy Giêrađô quỳ bất động, mắt nhìn lên trời, gọi không thưa, lay không nhúc nhích. Tưởng Giêrađô bị bệnh, họ đỡ thầy đứng lên. Giêrađô tỉnh lại:

– Tôi khá rồi! Thôi, chúng ta đi dùng bữa!

Giêrađô dẫn anh em vào quán trọ, kêu chủ nhà dọn 14 phần ăn và chỗ ngủ, chi phí sẽ trả sau. Trời vừa sáng, các thầy viếng Động Đức Thánh Micae lần nữa. Gần trưa, họ trở về quán trọ. Một giờ sau Giêrađô mới về. Thấy anh em ngồi chờ, Giêrađô đưa tiền cho thầy Anrê đi mua bánh. Hôm nay là ngày thứ sáu, kiêng thịt. Trên bàn ăn đầy cá ngon. Mọi người lấy làm lạ: Tiền đâu mà ăn uống tử tế như thế này? Giêrađô như mọi ngày, chỉ ăn 3 lát bánh chấm nước súp. Con chủ nhà vào mời thầy Giêrađô ra gặp khách. Anh em hỏi nhau:

– Anh Giêrađô lấy tiền đâu mà mua cá? Thầy Anrê cho biết:

– Hồi nãy, Giêrađô cầu nguyện trước Thánh Micae, có người lạ mặt đưa anh ta một gói bạc. Có lẽ Thiên thần đem tiền đến giúp!

*******

Trước khi xuống núi, Giêrađô kêu chủ quán tính tiền ăn, phòng trọ. Ông này thấy mấy thầy Dòng ngây thơ, tính giá gấp 3 đối với người khác, Giêrađô bảo:

– Ông tính giá như vậy quá cao! Lão chủ ngoan cố:

– 14 người ăn, ngủ, tắm rửa. Một xu tôi cũng không bớt.

– Ông hãy tính giá như đối với khách hành hương khác. Chúng tôi đâu có nhiều tiền. Tôi cho ông hay! Ông tham lam, Chúa sẽ phạt ông, bắt đầu từ mấy con lừa trước.

Lão vẫn khăng khăng giữ giá. Bỗng thằng con chạy vào kêu:

– Bố ơi! Con lừa khỏe nhất nằm chết queo, các con khác sụm chân không đứng lên được. Chủ quán quỳ xuống, năn nỉ:

– Lạy thầy, xin tha thứ cho tôi. Tôi không lấy tiền nong gì nữa! Xin thầy cứu các con lừa của tôi.

Giêrađô đặt tiền lên bàn:

– Sao lại không lấy? Có điều ông phải nhớ: từ nay, đừng tính giá cắt cổ kiểu này nữa. Nếu không Chúa sẽ đòi nợ ông!

Đi qua chuồng lừa, Giêrađô làm dấu Thánh giá, các con lừa đứng dậy khỏe mạnh.

Xuống tới chân núi, ai nấy đều kêu khát, Giêrađô bảo:

– Các bạn tới một quãng nữa, sẽ có giếng nước ngọt.

Đến cạnh bờ giếng, không có gì múc, Giêrađô vào nhà gần đó xin mượn cái gàu, lão chủ bảo:

– Tôi chỉ có gàu múc nước về xài, không đưa ai mượn!

– Ông không cho mượn gàu thì giếng cũng chẳng còn nước để ông múc!

Tất cả đành chịu khát, thất thểu đi tiếp. Bỗng phía sau, tên chủ gàu chạy theo:

– Xin quý vị trở lại, tôi sẽ múc nước cho quý vị giải khát và lừa, ngựa của quý vị nữa!

Họ trở lại, giếng cạn khô! Giêrađô làm dấu Thánh giá trên giếng, nước trong mạch lại chảy ra như trước. Người nông dân vội vàng thả gàu xuống kéo nước lên. Giêrađô bảo:

– Này bác! Giếng nước là của chung, bác phải thương người cần nước uống, bằng không Chúa sẽ phạt bác chết khác!

Trên đường về, Giêrađô đi sau cùng vì bệnh lao tái phát, thầy không muốn để anh em lo sợ. Đến Foggia, quản lý Giêrađô chỉ còn đủ tiền mua một bó hoa, đem vào trước nhà Tạm:

– Lạy Chúa nhân lành, xin thương xót chúng con đang đói!

Ra khỏi nhà thờ, hai người lạ mặt đem đến cho thầy hai giỏ lương thực. Trong bữa ăn, Giêrađô nói với một thầy Học viện:

– Chúa sẽ chọn thầy làm Bề trên cả Dòng ta. Trong chức vụ cao quý đầy khó khăn ấy, khi quyết định việc gì liên quan đến toàn Dòng, thầy nhớ cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng và bàn hỏi với ban Cố vấn.

Sau này, mọi việc xảy ra đúng như vậy.

*********

Cách Foggia chừng 5 cây số, trên ngọn đồi đầy cây xanh tốt, có nhà nguyện dâng kính “Nữ Vương các kẻ đồng trinh”, Giêrađô cùng anh em vào xin Đức Mẹ cầu xin cho ơn giữ mình trong sạch. Vừa quỳ xuống trước tượng Đức Mẹ, Giêrađô ngất trí, bay lên ôm chân Mẹ. Các thầy đã biết nên để yên. Sau khi cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi, họ lặng lẽ ra khỏi nhà thờ. Hồi lâu mới thấy Giêrađô ra sau.

Đến làng Rôgia, các thầy đến viếng tượng Chuộc tội bằng cẩm thạch rất nổi tiếng. Bệ màu đen, Thánh giá đỏ thắm, làm nổi hình Chúa trắng. Toàn bộ cao gần 4 thước. Đức ông Cavalleri, cậu cha Anphongsô đã thuê thợ tài giỏi điêu khắc. Giêrađô cùng anh em quỳ lạy Thánh giá, nhớ Chúa Giêsu ngày xưa chịu đóng đinh để cứu rỗi nhân loại, Giêrađô ôm hôn chân Chúa, hai hàng nước mắt nhỏ giọt.

Phái đoàn hành hương trở về Đêlixêtô bằng yên, tràn đầy vui vẻ. Thầy ẩn tu Anrê sung sướng vì cặp lừa vẫn khỏe mạnh. Cha Đimiô và các thầy học viện, thích thú biết thêm nhiều di tích lịch sử. Giêrađô được an ủi ơn cả; Đức Thánh Micae đã hiện ra cho biết ngày giờ Chúa gọi về trời.

 

CÁM DỖ VÀ THỬ THÁCH

Từ Pagani, cha Anphongsô Đấng sáng lập Dòng, gởi mấy hàng nhắc nhở các sĩ tử: “Quý cha và quý thầy thân mến. Xin mọi người trong giờ suy ngẫm, cầu xin cùng Chúa Giêsu, ơn được vui lòng nhẫn nại, chịu khổ, chịu sỉ nhục như Người. Bình an của Chúa ở cùng tất cả anh em.”

Giêrađô sung sướng nhận lệnh truyền cha Bề trên Cả. Suốt đời thầy chỉ mong ước nên giống Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Đã đến lúc, Người ban ơn ấy cho thầy. Một buổi sáng, thầy gõ cửa phòng cha Linh hướng, thất thểu bước vào, trình bày với ngài những khốn khó tràn ngập tâm hồn mình:

– Thưa cha, đêm rồi con không sao ngủ được. Các ý tưởng tự phụ dấy lên giày vò tâm trí con. Con ôm Thánh giá Chúa và bảo mình: “Mày chẳng có tài cán gì. Bao nhiêu việc mày làm đều nhờ ơn Chúa giúp, mày chỉ là công cụ nhỏ Chúa dùng”. Nhưng tính kiêu ngạo con phủ nhận hết, nó cứ nằng nặc bảo nhờ con nhân đức. Thưa cha, con khổ quá!

Biết ý Chúa đang để cho con thiêng liêng chịu cơn cám dỗ nặng nề, hầu nên giống Chúa Giêsu hơn, ngài bảo thầy ngồi xuống ghế và nói:

– Ngày xưa, trước khi Chúa Giêsu rao giảng Tin mừng, Chúa Thánh Thần cũng để cho tâm hồn, thể xác Người chịu cám dỗ: Tham ăn, thích vinh hoa phú quý và quyền cao chức trọng. Sau này, khi bước vào cuộc khổ nạn, trong vườn Cây Dầu, Người lâm cơn hấp hối, đổ mồ hôi máu, vì sợ khổ hình Thập giá nên đã kêu lên: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén đắng này! Nhưng xin theo ý Cha, đừng theo ý con!” Và trên Thập giá, Người đau đớn thốt ra lời: “Lạy Cha, sao Cha bỏ con?” Vì con hằng ao ước nên giống Chúa đau khổ, nên Người chia sẻ với con, những nhục nhã Người đã chịu. Con hãy làm tròn phận sự như thường lệ. Nếu tâm hồn con nổi lên những ý nghĩ đen tối, con đừng tìm cách chống lại mà chỉ than thở lời này: “Lạy Chúa, con mến Chúa hết lòng, hết linh hồn con, hết sức con. Xin Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse giúp con giữ nghĩa cùng Chúa bây giờ và mãi mãi.” Con cứ cầu nguyện như thế, quỷ kiêu ngạo sẽ rút lui khỏi tâm trí con. Cha muốn nhắc lại: Con đừng làm việc hãm mình bề ngoài khác anh em. Muốn dẹp bỏ những tư tưởng xấu, con hãy lần hạt Mân Côi, suy ngẫm sự Thương khó Chúa Giêsu. Người và Đức Mẹ sẽ ở bên, trong lòng, giúp con tìm lại được sự bình an.

Giêrađô ngất trí, thân xác nâng bổng lên khỏi mặt đất khi nhìn ngắm ảnh Đức Mẹ. Theo lời dạy khôn ngoan của cha Linh hướng, dần dần Giêrađô trục xuất khỏi tâm trí những tư tưởng phản loạn. Chúa lại gởi đến cho Giêrađô thử thách khác. Trước đây, Giêrađô được Bề trên ban phép xin tiền giúp các cô gái ước ao dâng mình vào những Dòng nữ như Carmel, Clara, Vincent de Paul, Franciscaine v.v.v..Trong số các thiếu nữ ở Lacedonia xin vào Dòng Kính Carmel, có cô Nerea Caggiano, Giêrađô đã giúp của hồi môn cần thiết để vào Dòng. Tiếc thay, lòng ao ước dâng mình cho Chúa của cô chỉ là ngọn lửa rơm cháy bùng lên một lúc rồi tắt ngấm. Ba tuần sau, cô trở về lại Lacedonia. Nhưng cô tự ái, không cho việc hồi tục do ý cô muốn. Cô nói với mọi người:

– Dòng Carmel thấy bề ngoài vậy, vào đó mới biết các bà khô khan nguội lạnh sống buông thả!

– Nếu Tu viện suy đồi như thế, tại sao thầy Giêrađô tin tưởng đề nghị cô vào tu thận tại đó?

– Thầy Giêrađô cũng là kẻ giả hình thôi! Thầy giao thiệp với tôi thế nào, tôi còn lạ gì!

– Sao cô không tố cáo cử chỉ tồi tệ của thầy với cha giải tội?

– Có chứ, tôi sẽ trưng đủ bằng chứng với cha Bêninhô Bônaventura.

Và cô đã thực hiện đúng như lời cô nói. Cha Bônaventura sửng sốt vì những điều con thiêng liêng trình bày. Ngài bảo:

– Đây là việc hệ trọng, con phải viết vào giấy đưa cha gởi cha Anphongsô xem.

– Vâng, con đã làm xon, đem theo đây!

Cha linh hướng đọc tờ tố thầy Giêrađô đã làm hại đời cô tại đâu, ngày, tháng nào. Và ngài gởi thơ ấy, kèm theo mấy chữ xác nhận của mình, sai người đưa đến cho cha Anphongsô. Tại Tu viện Pagani, cha Anphongsô nhận được bức thư của cô Caggiano kèm theo mấy chữ cha Bonaventura, bạn thân của ngài. Ngài bàng hoàng như bị sét đánh bên tai. Lỗi lời khấn, xúc phạm đến Chúa do con cái ngài làm. Nếu việc xấu xa này bị tiết lộ, Dòng Chúa Cứu Thế non trẻ mang vết nhơ không còn ai muốn vào tu, và Toà Thánh cùng mọi người sẽ nghĩ thế nào? Cha Anphongsô chưa hề gặp Giêrađô, nhưng đã nghe nhiều người khen thầy nhân đức thánh thiện và các ơn lạ thầy làm. Cuối cùng, sau khi cân nhắc sự việc, ngài phái cha Villani đến Lacedonia và Đêlixêtô điều tra thêm. Tác giả bức thư thề quyết có sự thật như thế! Cha Anphongsô đòi thầy Giêrađô đến Pagani.

*******

Giêrađô từ giã Đêlixêtô cuối tháng 5 năm 1754.  Thầy nói với anh em:

– Cha Bề trên Cả gọi tội đến Pagani, không biết có chuyện gì? Xin anh em cầu nguyện cho tôi.  Tôi linh cảm sẽ không bao giờ trở về đây nữa!  Tới Pagani, thầy gõ cửa phòng cha Bề trên Cả.

– A! Thầy là Giêrađô!  Thầy biết cha gọi thầy đến đây vì việc gì không?

– Thưa cha, con không biết!

– Vậy thầy hãy đọc thư tố cáo tội lỗi của thầy đây!

Giêrađô quỳ xuống đọc.  Lời lẽ trong thư như gáo nước lạnh đổ lên đầu.  Từ khi có trí khôn đến nay, nhất là sau ngày dâng lời khấn trọn đời khiết tịnh, thầy không hề lỗi phạm nhân đức cao quý đó, vậy mà giờ đây…Thầy bàng hoàng đau đớn cùng cực như bị ai đâm một dao vào tim!  Nhưng trong đầu óc thầy hiện ra ý nghĩ: Cơn thử thách Chúa cho phép nó đến, và thầy sấp mặt xuống đất theo gương Chúa Giêsu: “Xin theo ý Cha, đừng theo ý con!”  Thầy chấp nhận uống chén đắng như Chúa muốn.

– Thế nào, thầy không trả lời gì sao? Giêrađô vẫn cúi mặt xuống thinh lặng.

– Tội thầy đáng đuổi ra khỏi Dòng, nhưng cha để thầy tự quyết định.  Nếu muốn hồi tục, cha sẽ chuẩn lời khấn cho thầy.  Trong thời gian tới, thầy cứ xưng tội như luật định, nhưng không được rước Chúa.  Nếu anh em trong nhà hỏi lý do, thầy trả lời:

– Tôi đã phạm tội công khai ở Lacedonia, nên cha Bề trên Cả cấm.  Đàng khác, thầy không được liên lạc thư từ với bất cứ người nào!

Giêrađô đứng lên cúi đầu chào cha Bề trên Cả, lặng lẽ trở về phòng.  Không được rước Chúa, đó là điều Giêrađô đau khổ nhất.  Cha giải tội khuyên thầy thanh minh, nhưng thầy thưa lại:

– Trình cha, con nghĩ đây là việc của Chúa.

Giêrađô được gửi đến Giorani để Bề trên nhà theo dõi.  Thầy Giêrađô không lên rước Chúa, anh em trong nhà hỏi nguyên do, Giêrađô trả lời như cha Bề trên Cả dạy.  Có thầy thắc mắc:

– Có tội thì sám hối, xưng tội.  Chúa tha hết.  Tại sao cấm rước Chúa!

– Ý Bề trên là ý Chúa, tôi chỉ biết vâng lời!

Một buổi sáng, có cha đến xin Giêrađô giúp lễ.

– Xin cha đừng cám dỗ con.  Con sẽ cướp Mình Thánh Chúa trên tay cha!

Cha Bề trên nhà Giorani tường trình trước sau sự việc gởi về Pagani để cha Anphongsô quyết định.  Ngài gọi Giêrađô về Pagani và cho phép rước Chúa mỗi ngày Chúa Nhật.  Giêrađô được thuyên chuyển đến Capôsêlê gần nhà thờ Materdomini.  Để dọn mình rước Chúa, thầy xin phép tĩnh tâm suốt ngày thứ bảy cho đến giờ lễ Chúa Nhật.  Sáng hôm ấy, cha Giovenaie cho người đi gọi Giêrađô.  Thầy kia đi một lúc rồi trở lại trình:

– Thưa cha, con không thấy thầy Giêrađô đâu cả!

Vừa lúc ấy, bác sĩ Nicola Santorelli tới.  Thấy nét mặt lo lắng của cha Bề trên, ông hỏi:

– Có chuyện gì vậy, cha?

– Thầy Giêrađô chúng tôi đi đâu mất.  Trong phòng, dưới gầm giường, các hành lang cũng không thấy!

– Cha đừng lo, thầy ấy sẽ xuất hiện khi chuông báo Thánh lễ sắp bắt đầu.  Quả thật, gần đến giờ Giêrađô đứng trước cửa nhà thờ!

Thấy Giêrađô, cha Bề trên nghiêm mặt hỏi:

– Thầy ở đâu ra vậy?

– Thưa cha, từ trong phòng con!

– Chúng tôi đi tìm thầy khắp nơi mà không thấy!

– Cha cho phép con tĩnh tâm tại phòng.  Muốn dễ cầm trí con xin Chúa che khuất con, đừng cho ai thấy.

– Thầy đáng phạt không cho rước Chúa thêm một tháng!

– Thưa cha, vâng!

– Lần này cho qua.  Nhưng từ nay thầy không được xin Chúa như thế nữa!

*******

Pagani đầu tháng 7 năm 1754.  Hai bức thư từ Lacedonia tới tay cha Bề trên Cả Angphongsô.  Cô Nerea Caggiano bị lương tâm cắn rứt, chịu không nổi, đã thú nhận tất cả mọi việc tố cáo thầy Giêrađô là do cô bịa đặt, và xin rút lại các lời vu vạ ấy.  Cha Benigno Bônaventura xin lỗi vì đã quá tin lời con thiêng liêng mình.  Cha Anphongsô mừng rỡ hết sức.  Lập tức, ngài sai một thầy cỡi ngựa đến Lacedonia, mời Giêrađô về Pagani.  Hai cha con gặp nhau.  Cha Anphongsô ôm hôn Giêrađô:

– Con ngồi xuống và cho cha biết: Tại sao con không một lời thanh minh sự vô tội của con?

– Thưa cha, Luật Dòng cấm các tu sĩ bào chữa khi Bề trên khiển trách.  Con hằng tâm niệm điều ấy.

– Tốt lắm!  Từ nay con được tự do, như không xảy ra việc gì hết.  Thôi, con hãy trở về Capôsêlê.  Xin Chúa Cứu Thế chúc lành cho con!

Nhìn bước chân con ra khỏi phòng, cha Anphongsô lau nước mắt cảm phục.  Ngài quỳ xuống trước Thánh giá Chúa Kitô, tạ ơn Người đã ban cho Dòng bé mọn một người con thánh thiện.

 

GIÊRAĐÔ RAO GIẢNG LỜI CHÚA BẰNG VIỆC BÁC ÁI

Hằng năm, trong mỗi nhà Dòng Chúa Cứu Thê thường mở tuần tĩnh tâm cho từng nhóm người riêng biệt: các Linh mục, các thầy dọn mình chịu chức thánh, các gia trưởng v.v.v..Giêrađô lo chỗ ngủ và bửa ăn cho họ.  Cha sở một giáo xứ bàn với chức việc trong họ, tổ chức mỗi kỳ khoảng 10 gia trưởng đến Dòng Chúa Cứu Thế Capôsêlê dự tuần tĩnh tâm.  Một hào phú trong xứ, xin đi theo, thiện ý của ông, muốn ăn năn trở lại giao hòa cùng Chúa.  Nhưng nghe giảng được hai ngày, ông ngã lòng.  Thấy mình đã phạm nhiều tội nặng nề, không mong gì được ơn tha thứ.  Ông thu dọn quần áo định ra về.  Giêrađô được ơn Chúa Thánh Thần cho biết, đến nói với ông:

– Tại sao ông nghĩ Chúa không tha thứ tội cho ông?  Nếu ông thật lòng ăn năn sám hối, thì tội ông nhiều như cát biển, Máu cực châu báu Chúa Giêsu cũng rửa sạch hết, linh hồn ông trở thành đền thờ Chúa ngự.  Ông hãy cố gắng dự tuần tĩnh tâm này, về sau, ông muốn đến đây lần nữa, cũng không thể được.  Xin Chúa và Đức Mẹ giúp ông.

Ông phú hộ nghe lời, tiếp tục dự tuần tĩnh tâm sốt sắng, xưng tội sốt sắng.  Lương tâm nhẹ nhõm, ông vui mừng trở về.  Theo lời khuyên thầy Giêrađô, ông giúp đỡ người nghèo, trẻ mồ côi, tàn tật.  Về sau, ông bị bại một chân, không đi xa được nữa như lời thầy Giêrađô đã nói.

*******

Kỳ tĩnh tâm khác, một gia trưởng đến dự.  Mục đích khoe với vợ con, hàng xóm là mình nhân đức.  Ông xưng tội chẳng nên, lại cả lòng lên rước Chúa, Giêrađô ngăn ông lại, dẫn về phòng riêng chỉ vào tượng Thánh giá và bảo:

– Chúa Giêsu xuống thế làm người, chịu chết để mở cửa thiên đàng cho ông, mà ông không muốn vào, vậy ông nhìn lên hỏa ngục xem có chịu được không?

Tức thì, ngọn lửa hỏa hào từ đất phun lên, nghe những tiếng tru tréo, khóc lóc, nghiến răng.  Ông kia hoảng sợ, quỳ xuống:

– Xin thầy cầu cùng Chúa và Đức Mẹ thương con.  Con sẽ xưng thú hết mọi tội lỗi từ khi có trí khôn đến nay.

Giêrađô làm dấu Thánh giá, cảnh tượng ghê rợn biến mất.

*******

Đầu năm 1754, tại Lacedonia và các vùng phụ cận, nhiều người nhiễm bệnh dịch hạch.  Ngày nào, cũng có mấy chục người chết.  Tiếng cha mẹ khóc thương con, tiếng con cái khóc thương cha mẹ vang dội khắp các nghĩa trang.  Một số người giàu có, đóng kín cửa, chè chén say sưa, sống buông thả theo đàng tội lỗi.  Đức Giám Mục viết thư, sai người đến Dòng Chúa Cứu Thế Caposêlê xin cha Bề trên cho một cha và thầy Giêrađô đến giúp giáo dân phần hồn, phần xác.  Cha Margotta ngồi toà không biết mệt mỏi.  Ngài dịu dàng với những người đến xưng tội, giúp họ thật lòng thống hối.  Phần Giêrađô, sau khi cầu nguyện lâu giờ với Chúa Giêsu Thánh Thể, đi thăm từng bệnh nhân.  Người nào Chúa sẽ gọi về, thầy giúp họ giao hòa lại với Chúa, các kẻ khác, thầy cho một Thánh giá nhỏ, đeo vào cổ.  Cả nhà hợp nhau cầu nguyện, nhiều bệnh nhân được lành mạnh.  Nhân dịp này, thầy khuyên giáo dân đi xưng tội, rước Chúa mỗi ngày Chúa nhật, lòng mến Chúa giúp mọi người vui lòng chịu các đau khổ Chúa gởi đến.

Gần một tháng, hai cha con đã giúp toàn họ đạo trở về với Chúa, đồng thời bệnh dịch cũng hết.

Khi sắp từ giã Lacedonia, thì cha sở Bidacto kế cận, yêu cầu hai vị ghé cứu giúp nhiều giáo dân đang bệnh nặng.  Tại đây, cũng như ở Lacedonia, cha Margotta đã khuyên nhiều người bỏ đạo lâu năm trở về lại với Chúa.  Những cặp vợ chồng rối, được hợp thức hoá trước mặt Hội thánh.  Giêrađô đi thăm từng bệnh nhân, dùng Thánh giá, chữa hết dịch hạch.  Bà quận công Gioanna có đứa con bệnh nặng, sai người đến xin thầy Giêrađô cứu.  Thầy gởi cho bà một Thánh giá nhỏ, đeo vào cổ cậu, một lúc sau, cậu đứng dậy đi chơi.  Bà quận công đến cám ơn thầy nhưng thầy bảo:

– Chính Chúa đã chữa cậu lành.  Xin bà bố thí cho người nghèo khổ, và nhắc nhở cậu con siêng năng xưng tội, rước Chúa.

Một hôm, đến bờ biển Nêapôli, Giêrađô thấy biển động, ngoài khơi các thuyền đánh cá đang cố vượt qua sông lớn.  Trên bãi, cha mẹ, vợ con khóc lóc, cầu nguyện không hy vọng gì các thuyền và người vào được bờ.  Giêrađô nhìn lên trời cầu xin Chúa thương dân chài khốn khổ, rồi thầy đi trên mặt biển đến bên các thuyền, hai tay đẩy nhẹ đưa tất cả vào bờ bình yên. 

Mọi người chạy theo kêu:

– Cám ơn thầy đã làm phép lạ!  Nhưng Giêrađô đã đi rất xa.

Trên đường về nhà Dòng.  Giêrađô thấy nhiều người đang hì hục xeo đẩy những cây gỗ tròn, dài, đem về trùng tu nhà thờ xứ.  Theo tiếng hô một cụ già, các người trai trẻ, khỏe mạnh, kẻ xeo, người đẩy rập ràng.  Nhưng mỗi lần, khúc gỗ chỉ nhích được vài tấc.  Mặt trời lên cao, ai nấy mồ hôi nhễ nhại.  Giêrađô cầu xin Chúa rồi bảo họ:

– Các bạn lấy dây cột cây gỗ này tiếp khúc kia, Chúa và Đức Mẹ sẽ giúp!  Họ làm như lời thầy bảo.  Giêrađô làm dấu Thánh giá nói lớn:

– Nhân danh Chúa Ba Ngôi, các em từ từ lăn xuống chân núi đi!

Các cây gỗ nối đuôi nhau theo con đường cong queo, bò xuống như con rắn.  Mọi người chạy theo cám ơn thầy nhưng Giêrađô đã biến mất.

 

NĂM CUỐI ĐỜI GIÊRAĐÔ (1754-1755)

Ngày 20 tháng 8 năm 1754, Giêrađô được thuyen chuyển về Materdomini-Capôsêlê.  Đến nơi vào chiều tối, thầy bước lên bậc cấp vào nhà thờ “Mẹ Chúa Giêsu”.  Hồi còn nhỏ, Giêrađô đã cùng mẹ và giáo dân Murô, hành hương đến cầu nguyện trong nhà thờ này.  Cha Bề trên Tu viện Gaspare Caione, giao cho Giêrađô giữ cửa phòng khách.  Phần việc này có quyền giúp đỡ người nghèo khó.

Muà đông 1754, khí trời rất lạnh, tuyết không tan.  Người và súc vật nằm co ro một chỗ.  Cha Caione đầy lòng quảng đại cho phép Giêrađô lấy thực phẩm trong Tu viện bố thí cho kẻ túng thiếu.  Mỗi ngày, từ sáng đến tối, người hành khất vòng trong, vòng ngoài, đứng chờ thầy Giêrađô.  Có kẻ lưu manh, lãnh bánh xong ra về rồi quay trở lại xin lần thứ hai.  Thầy biết vậy nhưng vẫn cho.  Có người tố cáo, thầy cười bảo:

– Có lẽ cha mẹ họ già yếu không đến được, buộc họ phải làm như vậy.

******

Đối với những người bệnh tật, thầy đem đồ ăn tới nhà.  Một số người trước đây khá giả, nay sa cơ không dám đến xin ăn, thầy nhờ anh giúp việc đem đến cho họ.  Thầy phụ trách làm bánh, trình cha Bề trên:

– Thưa cha, anh Giêrađô rộng tay bố thí.  Mỗi ngày giúp người nghèo gần 400 ổ bánh.  Bột mì dự trữ trong kho hao hụt nhanh chóng, chắc không đủ ăn đến mùa gặt tới.  Xin cha xem, điều con nói là đúng.

Hai cha con mở phòng kho.  Thầy phụ trách ngạc nhiên, vì các thùng đựng bột mì vẫn đầy tận nắp.  Cha Caione hiểu là việc Chúa làm, nhờ lời cầu nguyện của Giêrađô.  Ngài tươi cười nói với thầy phụ trách:

– Thầy cứ để Giêrađô tự do làm việc bác ái, giúp dân nghèo trong những ngày lạnh giá.  Cha sẽ cho thêm người nhồi bột.

Giêrađô thương các em nhỏ đói rét.  Thầy vào phòng may, có bao nhiêu áo ấm, đem về phòng, cắt sửa lại theo kích thước chúng.  Mùa rét vẫn kéo dài.  Cổng nhà Dòng, từ sáng đến tối, đầy người đến xin bánh ăn, áo mặc.  Giêrađô phân phát cho họ đầy đủ và khuyên:

– Các bạn muốn Chúa ban lương thực hằng ngày, trước hết phải sám hối xin Chúa tha thứ các tội lỗi, sau đó là phần Chúa lo.  Như xưa, Người đã cho mấy ngàn người ăn no mà họ đâu có xin!  Chúa nhân từ biết việc Chúa phải làm.  Điều cần nhất là chúng ta phải sống đẹp lòng Chúa.

Cổng nhà Dòng trở thành nhà nguyện.  Giêrađô giảng Lời Chúa bằng việc bác ái.

*******

Một buổi sáng, sau khi các người hành khất cầu nguyện chung và lãnh bánh ra về.  Giêrađô thấy một thiếu nữ núp sau cổng.  Cô này trước đây là con nhà khá giả, nay phải đi ăn xin nên mắc cỡ.  Giêrađô bảo:

– Cô chờ đây, để tôi đi lấy bánh.

Thầy đưa cho cô một chiếc bánh.  Cùng lúc ấy, hai em gái cũng đến xin.  Giêrađô bối rối, vì trong nhà không còn, biết làm sao đây?  Thầy nhìn lên trời cầu nguyện, rồi thọc tay vào túi áo Dòng, lấy ra hai chiếc bánh cho các em bé.  Cô gái hồi nãy vẫn còn đứng đó, bước lại gần:

– Thưa thầy, cha mẹ và anh chị em con có chiếc bánh này, đủ sống ngày hôm nay.  Nhưng ông bà con già yếu, phải ăn nhiều lần, nếu thầy còn cho con xin cái nữa.

Và thầy Giêrađô lại lấy trong túi áo Dòng, đưa cô.  Chiếc bánh còn nóng, như vừa lấy trong lò ra.  Cô về thuật lại việc lạ lùng này.  Từ đó người ta đồn, thầy Giêrađô làm cho bánh ra nhiều.  Nuôi kẻ nghèo đói đủ sống.

******

Sau lễ Giáng sinh 1754, cha Bề trên Caione và ban Cố vấn quyết định xây cất Tu viện Materdomini như đã hứa với các Đức Giám mục sở tại, tuy số tiền dự trữ chưa đủ.  Các đấng giao công việc năng nhọc này cho Giêrađô coi sóc.  Giêrađô hăng hái đốc thúc các thợ xây.  Tuy sức khỏe yếu, nhưng suốt ngày thầy xúc cát, trộn hồ.  Chiều đến, thầy cỡi ngựa xuống phố Capôsêlê mua vật liệu, kêu thêm thợ.  Công việc bắt đầu hơn một tháng, số tiền quỹ cạn dần, cha Caione hỏi Giêrađô:

– Chiều thứ bảy, trả tiền công thợ, chắc không đủ, biết làm sao?

– Thưa cha, con tin Chúa và Đức Mẹ sẽ giúp chúng ta tiếp tục một tháng nữa.  Nhưng sau đó, con nghĩ phải xin Đức Tổng Giám mục Gônza ban phép lạc quyên trong các họ thuộc giáo phận ngài.

– Được, tôi giao phó việc ấy cho thầy!

– Vâng! Sáng mai, khi dâng Thánh lễ, xin cha nói với Chúa Giêsu giúp chúng ta!

Thứ bảy, trước giờ phát lương, nghe chuông phòng khách, cha Caione ra mở cửa thấy một gói bạc, ai đó đã treo nơi chốt cửa.  Vì thầy Giêrađô nổi tiếng hay làm phép lạ, cha Bề trên theo sự khôn ngoan, bảo thầy:

– Khi thầy cần làm phép lạ, phải xin phép tôi.

– Thưa cha, vâng!

Trưa hôm đó, một người thợ xây từ trên giàn cao, trượt chân rơi xuống,  Giêrađô đang đứng dưới đất, chỉ tay lên bảo:

– Này ông bạn, ở yên đó, để tôi đi xin phép Bề trên đã!

Cha Bề trên nghe thầy Giêrađô tường trình, ngài cười:

– Vậy là thầy đã làm phép lạ rồi, nhưng đó là trường hợp bắt buộc.  Thôi thầy ra cho anh thợ xuống đi.

Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, điều chưa hề xảy ra: Một người lơ lửng giữa trời, không bám víu vào đâu cả!  Trong chốt lát, Giêrađô chạy ra vui vẻ bảo:

– Được rồi, bây giờ anh xuống từ từ đi!

 Và thân hình nặng nề của anh thợ xây, nhẹ nhàng rơi chạm mặt đất bình yên vô sự.  Sự lạ này loan truyền khắp vùng.  Nhóm thợ xây không sợ xảy ra tai nạn, vì đã có thầy Giêrađô!  Trước khi đi lạc quyên, Giêrađô bàn giao công việc lại cho một anh em khác.

*******

Giêrađô cùng thầy Francesco Fiori cỡi ngựa lên đường, đem theo bức thư cha Bề trên Caione gởi Đức Tổng Giám mục Gônza.  Đã từ lâu, các Đức Giám mục lân cận và chính Đức Tổng Giám mục ước ao Dòng Chúa Cứu Thế lập Tu viện tại Materdomini, đảm trách nhà thờ Đức Mẹ và rao giảng Lời Chúa cho các giáo phận trong vùng.  Ngài sẵn lòng giúp một số tiền lớn và viết thư gởi các cha quản xứ, yêu cầu giáo dân theo khả năng, đóng góp để việc xây cất Tu viện hoàn thành trước mùa mưa.  Vài tuần một lần, thầy Fiori đem tiền lạc quyên về Materdomini.  Cha Bề trên nghe thầy Fiori báo cáo Giêrađô ho ra máu, sức khỏe yếu kém, ngài rất lo viết gửi mấy chữ:

– Giêrađô thân mến, cha ra lệnh cho thầy phải mạnh khoẻ để hoàn thành công việc.

Hai anh em đi từ giáo xứ này qua giáo xứ khác.  Việc lạc quyên được nhiều người hưởng ứng.  Bù lại, Giêrađô đã cầu xin Chúa ban cho họ nhiều ơn lành hồn xác.  Một hôm, Giêrađô vào nhà có cô gái bị bại liệt từ khi mới sinh.  Thấy cha mẹ em thay phiên nhau bồng bế, săn sóc, thầy vẽ hình Thánh giá trên hai chân em và bảo:

– Xin Chúa thương, bé hãy đứng lên đi chơi!

Em bé xuống khỏi giường, tươi cười cám ơn thầy, rồi chạy ra sân.  Cha mẹ em và những người lân cận sững sờ, vì sự lạ chưa từng thấy, nhưng thầy nói:

– Đây là ơn lành Chúa ban cho em và gia đình.  Chúng ta hãy hết lòng yêu mến Người.

Nhiều gia đình chạy đến xin thầy cứu chữa con cái mình. Đứa bị kinh phong, quỷ ám, đứa mắc bệnh nan y.  Giêrađô biếu mỗi người một Thánh giá nhỏ, bảo đeo vào cổ chúng.  Cả nhà họp nhau cầu nguyện, Chúa sẽ nhậm lời.  Qủa thật, tất cả các em đều lành bệnh.  Gia đình đến cám ơn, thầy khuyên:

– Bà con hãy cảm tạ Chúa và hứa với Người, sống đạo đức hòa thuận thương yêu nhau.  Những người chưa biết Chúa, nhìn vào gương lành bà con mà trở lại thờ phượng Người.

*******

Ông phú hộ Viali, giàu có nhờ cho vay nặng lãi.  Ông bị ung nhọt, chất độc nhiễm vào xương tủy.  Các bác sĩ đều bó tay hết thuốc chữa.  Ông chờ chết nhưng không chịu xưng tội.  Giêrađô tới thăm.  Vừa thấy thầy, ông đã lên tiếng:

– Tôi không xưng tội đâu!  Tôi bằng lòng xuống hỏa ngục, để của cải cho các con tôi sung sướng.

Giêrađô lại ngồi gần bên ông, tươi cười:

– Tôi đến chữa bệnh cho ông đây!

Thầy xem ung nhọt, và bảo:

– Ung nhọt này, lấy mỡ người thoa vào, tôi bảo đảm sẽ lành ngay!

– Xin thầy cắt nghĩa rõ hơn!

– Ông gọi các con lại đây hỏi: Đứa nào đút ngón tay vào than hồng nướng cho chảy mở ra, bôi vào ung nhọt.  Ông hứa với chúng nó:  Đứa nào chịu làm như thế sẽ hưởng trọn gia tài!

Ông Viali gọi đứa con trai cả tới để thầy Giêrađô giải thích, cách làm ra mỡ.  Anh con đầu nghe vậy lắc đầu lia lịa:

– Con chịu thôi, nóng lắm!  Con đi làm thuê kiếm sống được, cần gì gia tài của ba!

Bốn cậu kia cũng đồng loạt trả lời như vậy.  Giêrađô dịu dàng nói với ông:

– Ông xem, lửa trần gian không thể sánh với lửa hỏa ngục mà các con ông đều sợ nóng.  Không đứa nào dám chịu cực vài phút để cứu ông.  Còn ông chấp thuận xuống hỏa ngục đời đời để của cải lại cho chúng nó ăn xài! Ý nghĩ ông rất dại dột!

Ông Viali như người ngủ mê, bừng tỉnh lại.  Ông xin mời cha sở và chính quyền đến.  Trước mặt mọi người, ông là chúc thư, bán hết nhà cửa, ruộng đất, lấy tiền trả gấp ba cho những người đã vay nợ ông.  Số còn lại, xin giao cha sở và chính quyền, nuôi các trẻ em tàn tật, nghèo khó.  Giải quyết xong mọi việc, ông Viali đã chết trong tay nhân lành Chúa.  Cách chữa bệnh phần hồn của thầy Giêrađô, mọi người đều khâm phục, nhất là cha sở.  Ngài xin thầy ở lại thăm ít ngày giúp một số người bỏ xưng tội lâu năm.

Thầy sẵn lòng họp các trẻ con, dạy chúng nó cầu nguyện, xin Chúa soi lòng  cho mọi người, giao hòa với Chúa.  Thầy đánh đàn, tập các em đồng ca những bài ngợi khen Chúa, tôn kính Đức Mẹ, và khuyên tất ca hát trong nhà, trên các nẻo đường xóm giáo.  Từ đó, khi chầu Mình Thánh, mọi người thường hát: “Đời con khác nào khói tỏa với mây ngàn.  Phảng phất chập chờn theo ngọn gió thời gian.  Mới thấy đó, bỗng biến tan trong mộng khí! Giây phút này, bởi thế, con muốn mến Chúa nồng nàn. Con muốn lửa Yêu ngày đêm thiêu cả tâm can.  Để thế lại ngày xưa, hồi lin hồn con xa Chúa!”

Bệnh lao Giêrađô ngày càng trầm trọng,  Ban ngày, thầy cố gắng đi lạc quyên, nhưng đem ho ra máu.  Cha Caione viết thư bảo thầy đến Oliveto nghỉ ngơi.  Ông bạn Sanvadore sẵn sàng đón tiếp thầy về nhà tĩnh dưỡng.  Nhờ khí hậu trong lành, thoáng mát, Giêrađô dễ thở hơn, vài đêm mới bị thổ huyết một lần.  Từ sáng đến trưa, Giêrađô lên đồi, tắm nắng, suy ngẫm, cầu nguyện.  Trong một bữa ăn tối, Sanvadore kể cho Giêrađô nghe về cha Savi bị điên đã 7 năm nay, xin thầy cứu chữa.

– Chỉ có Chúa mới làm cho tâm trí cha trở lại bình thường.  Đêm nay, tôi sẽ cầu nguyện và sáng mai đến thăm ngài.

Khi Giêrađô vào nhà, cha Savi đã lớn tiếng chữi mắng:

– Mày ra khỏi nhà tao ngay, không tao cho mấy gậy què luôn!

Giêrađô làm thinh, tới vẽ một hình Thánh giá trên trán cha.  Lập tức, cha tỉnh lại ngay.  Bệnh điên hết.  Trí nhớ ngài trở lại bình thường.  Ngài định đến nhà thờ, nhưng Giêrađô khuyên:

– Bảy năm rồi, chắc cha quên tiếng Latinh.  Cha đợi vài ngày xem lại sách lễ và nghi thức Phụng vụ, để dâng Thánh lễ cho sốt sắng.

Hai hôm sau, Giêrađô nói với anh Sanvadore:

– Ngày mai 24 tháng 8, anh thông báo với bà con mời mọi người đến dự lễ cha Savi cử hành và rước Chúa do chính tay ngài ban.

Vừa rạng sáng, giáo dân Oliveto rước ngài vào nhà thờ như một tân Linh mục.  Gần giờ lễ không thấy Giêrađô, Sanvadore và bác Giuse chạy về tìm.  Gõ cửa không nghe trả lời, mở cửa nhìn vào: Thầy Giêrađô tay ôm Thánh giá, mắt nhìn tượng Chúa chịu đóng đinh.  Thân mình thầy nổi lên khỏi mặt đất.  Biết thầy đang ngất trí, họ lặng lẽ đến nhà thờ.  Khi chuông đổ hồi, Giêrađô mới tới giúp lễ cha Savi.  Nhìn lên bàn thờ, thấy hai cha con dâng lễ sốt sắng như thiên thần, mọi người cảm động, tạ ơn Chúa đã chữa lành bệnh cha Savi, nhờ lời cầu nguyện của thầy Giêrađô.  Từ đó về sau, giáo dân đi dự lễ cha Savi, thường bảo nhau:

– Bà con ơi!  Đi xem phép lạ thầy Giêrađô!

*******

Dưỡng bệnh ở Oliveto hơn một tháng, sức khỏe khá hơn, Giêrađô xin phép cha Bề trên trở về Tu viện Materđômini.  Thầy ao ước được chết trong nhà Dòng yêu dấu, giữa các anh em.  Trong khi chờ đợi, thầy đi thăm từ giã mọi người đã giúp đỡ mình lâu nay.  Ai nấy rất buồn.  Đây là lần cuối cùng, họ gặp thầy.  Họ xin thầy cầu nguyện cho các gia đình sống đẹp lòng Chúa, để mai sau được cùng thầy sum họp trên thiên đàng.  Giêrađô nói với tất cả:

– Xin bà con yên tâm, tôi không hề quên ai.  Mong bà con thuận hoà, giúp đỡ nhau như anh em ruột.  Dạy bảo các em biết làm lành, lánh dữ.  Chúa và Đức Mẹ sẽ ngự trong các gia đình bà con. 

Một cụ già khôn ngoan, bàn tính với anh Sanvadore:

– Bác nghĩ chúng mình sắm áo quần, giày dép mới tặng thầy, rồi xin thầy các đồ cũ.  Bác tin chắc rằng: những thứ gì thầy Giêrađô đụng chạm tới, sẽ giúp ích chúng ta sau này!

Anh Sanvadore đồng ý, làm theo lời cụ.  Thời gian ở trọ nhà Sanvadore, có lần Giêrađô đến thăm gia đình Pirofalo, thầy đã để quên chiếc khăn tay tại đây.  Cô con gái của gia đình đem chiếc khăn đến nhà anh Sanvadore để trả cho thầy.  Nhưng thầy trả lời:

– Thôi cô cứ giữ đi.  Nó sẽ trở nên hữu ích cho cô sau này.

– Xin cám ơn thầy.

Mấy năm sau thiếu nữ lập gia đình, cô gặp khó khăn nguy hiểm đến tính mạng khi sinh đứa con đầu lòng.  Nhớ đến chiếc khăn tay của thầy Giêrađô, cô liền xin người ta đem khăn đó đến cho cô.  Khi vừa để chiếc khăn lên bụng, cô được thoát nạn, sinh con bằng an.  Tin này được truyền ra rất mau trong giới các bà, các cô.  Ai cũng muốn có một phần của chiếc khăn, vì thế người ta đã cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ, rất nhỏ.  Nhiều người nhờ mảnh khăn này đã được thoát nạn khi sinh con.

Ngày nay, nhiều bà mẹ trên khắp thế giới khi mang thai cầu khẩn Thánh Giêrađô trong ngày 16 tháng 10 hàng năm, là lễ mừng kính Thánh Giêrađô và người ta tặng những khăn thêu này cho các đôi tân hôn để làm quà cưới.

******

Giêrađô cho anh Sanvadore biết ngày thầy phải trở về Tu viện Materđômini theo thư của cha Bề trên.  Ngày lên đường, ai nấy ngậm ngùi nói lời tạm biệt, Giêrađô nói với vợ chồng anh Sanvadore:

– Mỗi ngày anh chị nhìn về Tu viện Materđômini, thấy tấm màn trắng che cửa sổ là tôi còng sống.  Khi không còn, tôi đã được Chú gọi về.  Oliveto tuy gần Materđômini, nhưng đồi núi cây cối che khuất không thể nhìn thấy được gì.  Nhưng từ ngày thầy Giêrađô dặn, anh Sanvadore thấy tấm màn trắng treo trên cửa sổ.  Một hiện tượng rất lạ lùng!

 

GIÊRAĐÔ VĨNH BIỆT TRẦN GIAN

 

Trưa ngày 31 tháng 8, Giêrađô về tới Marerđômini. Cha Bề trên Caion ứa nước mắt khi nhìn thấy thân hình tiều tụy, nét mặt tái xanh của thầy. Nhưng Giêrađô thưa: Thánh ý Chúa muốn như vậy, xin cha đừng buồn! Anh em trong dòng đến thăm tỏ vẻ lo sợ. – Xin mọi người cầu nguyện cho tôi được vâng theo ý Chúa hết lòng, đó là điều khao khát. Giêrađô vâng lời Bề trên nằm nghỉ. Thầy nhờ anh em dọn bàn thờ nhỏ cạnh giường, đặt tượng Đức Mẹ ban ơn trước Thánh Giá. Và trên đường cuối phòng, treo mấy chữ, trích trong sách cha Anphongsô: ” Laỵ Chúa, con xin ước ao tuân theo Thánh Ý Chúa! “.

Bệnh của Giêrađô ngày càng trầm trọng, thổ huyết nhiều lần, nghẹt thở, tức ngực, có khi mê man hàng giờ, toàn thân đau nhức, gầy guộc hẳn đi. Ma quỷ thừa dịp, đội lốt thiên thần hiện ra an ủi và giúp cho lành bệnh, sống lâu, sức khỏe. Giêrađô hiểu là ma quỷ trá hình, liền làm dấu Thánh Giá : – Loài rắn độc kia! Hãy xéo ra khỏi đây. Trong nhà này mọi người chỉ muốn điều Chúa định. Giêsu, Maria, Giuse, xin ba Đấng đuổi chúng nó giúp con! Nghe ba tên cực trọng, ma quỷ biến mất.

Hằng ngày cha Bề trên đến thăm thầy nhiều lần, thấy thầy đau đớn quằn quại, ngài hỏi: – Có phải thầy theo Thánh ý Chúa không?

– Thưa cha vâng, con đang thi hành việc Chúa muốn.

Bác sĩ Santorelli hỏi: Thầy Giêrađô, thầy muốn sống hay chết.

– Tôi chỉ muốn tuân theo Thánh ý Chúa định!

 Hôm ấy cha Bề trên đi vắng, thầy y tá thấy bệnh tình Giêrađô nguy kịch, xin cha Phó ban Bí tích Xức dầu và cho chịu Mình Thánh Chúa như của ăn đàng. Cả nhà tựu lại. Giêrađô nhờ anh em đỡ dậy, Thầy xin mọi người cùng đọc Thánh vịnh sám hối. Thầy đọc lớn tiếng câu: ” Con đã phạm tội chống lại Người, lạy Chúa, con đã làm điều ác trước mặt Người”. Thầy đấm ngực cầu nguyện: – Lạy Chúa, xin tha thứ các tội lỗi con. Xin cho con chết vì lòng yêu mến Chúa.

Ngày 5 tháng 9, cha linh hướng Fiocchi gởi lệnh truyền Giêrađô, không được thổ huyết nữa và phải mạnh khỏe lại. Bác sĩ Santorelli nghe vậy hỏi: Bây giờ thầy tính sao?

Giêrađô quay lại xin thầy y tá cất bình đựng huyết đi!

Bác sĩ cười bảo: Hết thổ huyết, nhưng vẫn còn bệnh kiết lỵ thì được ích gì?

– Cha Fiocchi chỉ bảo không được thổ huyết, còn bệnh kia, ngài không nói gì!

Cha Gadilli có mặt trong phòng, lắc đầu: – Thầy vâng lời một lần nữa, mà yên tâm được sao? Ý cha Fiocchi muốn thầy khỏe mạnh, đi lại như thường!

– Vậy thì con xin vâng lời trọn vẹn. Vài giờ sau, bác sĩ Santorelli trở lại thăm, Giêrađô nói: Ngày mai tôi sẽ ra khỏi gìường!

– Thế đêm nay thầy sẽ chết hay sao?

– Không, tôi đã lành hết mọi bệnh. Nếu ông không tin, có gì đưa tôi ăn cho xem!

Bác sĩ lấy trong xách ra 3 quả táo. Giêrađô ăn hết. Bác sĩ hết sức ngạc nhiên: Vì sao thầy lành các bệnh nan y cách lạ như vậy?

– Ý Chúa muốn tôi chết hai ngày trước lễ Sinh nhật Đức Mẹ, nhưng cha Fiocchi ra lệnh cho tôi phải khỏe mạnh lại, như ông đã nghe đọc thư ngài. Tôi vâng lời và Chúa cũng đồng ý.

Bác sĩ Santorelli hoan hỉ: – Tôi sẽ xin cha Bề trên buộc thầy sống thêm 10 năm nữa!

Giêrađô cười: – Chúa có đường lối của Người. Ông không thể nói ra điều ông muốn đâu!

– Thế khi nào Chúa gọi thầy?

– Chúa chưa cho biết, có lẽ tháng sau chăng?

Anh em trong nhà, thấy Giêrađô vào phòng ăn và giúp bàn như thường. Trong giờ giải trí, họ hỏi : – Anh Giêrađô ơi! Anh dùng thuốc nào mà lành các chứng bệnh nan y vậy?

– Thuốc vâng lời Bề trên.

Hôm 14 tháng 9, lúc 4 giờ 30 chiều, mọi người được trò chuyện trong giờ làm việc. Giêrađô đang ở trong phòng may nói với anh em: – Cách đây vài phút, tôi thấy linh hồn Mẹ Ce’lesta lên thiên đàng. Mẹ đã giúp cha Anphongsô lập dòng nữ Chúa Cứu Thế, và dạy các nữ tu hết lòng yêu mến Chúa, Đức Mẹ, nên Chúa Ba Ngôi đã ban cho Mẹ phần thưởng cao quý nhất. Vài ngày sau, Tu viện Materđômini được tin : Mẹ Ce’lesta qua đời, đúng ngày, đúng giờ Giêrađô đã nói.

Sáng thứ hai đầu tuần, một người thợ sơn từ Oliveto đến làm việc tại Materdomini. Anh Sanvadore gửi lời thăm các cha, các thầy, và nhất là thầy Giêrađô. Tới nhà Dòng, Giêrađô ra mở cửa. Anh chưa kịp nói gì, thầy đã kêu lên: – Giờ này, anh chị Sanvadore chắc chắn buồn lắm, vì cụ thân sinh vừa mới qua đời!

– Thưa thầy, hồi sáng con cưỡi ngựa đi ngang nhà, thấy cụ và ông Sanvadore còn đứng chơi trước cổng mà!

– Phải, ông cụ trúng gió chết ngay. Thôi, anh hãy trở về cho anh chị Sanvadore hay: Tuy cụ qua đời đột ngột, nhưng suốt đời cụ sốt sắng thờ phượng Chúa, tôn kính Đức Mẹ, bác ái với người nghèo đói, nên Chúa đã đem linh hồn cụ về thiên đàng.

Anh thợ sơn phi ngựa về. Cả nhà đang buồn bã khóc lóc, khi nghe anh thợ kể lại lời thầy Giêrađô, nỗi buồn trở thành niềm vui.

Ngày 4 tháng 10, Giêrađô gặp bác sĩ Santorelli: – Nay mai tôi sẽ chết. Hôm trước tôi khỏe lại vì vâng lời, nhưng ông biết bệnh tôi hết thuốc chữa! Chúa muốn cho tôi chịu đau đớn như Đức Giêsu Kitô trong vườn Cây Dầu, trên Thập giá. Xin ông cầu nguyện cho tôi đủ sức mạnh theo đường Thương khó Chúa Giêsu đã đi.

Giêrađô nằm liệt giường, không ăn uống gì được nữa. Thầy ôm chặt Thánh Giá vào lòng, cầu nguyện liên lỉ: – Lạy Chúa, con muốn nên giống Chúa Giêsu, xin ban sức mạnh cho con.

Ngày đêm, anh em thay nhau đến canh thức. Thân xác thầy lâu lâu lại co giật, có anh em đề nghị thầy uống thuốc giảm đau, nhưng thầy lắc đầu: Tôi xin Chúa ban cho tôi chịu đau khổ ở trần gian này, để khỏi đền tội trong Luyện ngục, và Người đã nhạm lời. Đền tội khi còn sống thì đẹp lòng Chúa hơn.

Trong giờ giải trí, anh em bảo nhau: – Thánh thiện nhưu anh Giêrađô mà còn ao ước thanh luyện ở đời này, để đòi sau khỏi đền tội trogn luyện ngục. Đó là một bài học quý cho chúng ta.

*****

Một hôm cha Risonta đến hỏi ý Giêrađô, xem ngài có ơn gọi vào dòng Chúa Cứu Thế hay không, thấy thầy đớn đau quằn quại, hỏi: – Tôi nghĩ bệnh lao phổi không có những chịu chứng co thắt. Tại sao thầy bị như thế này?

– Có gì lạ đâu! Tôi đang ở trong các dấu đinh của Chúa Giêsu. Người muốn tôi chịu đau khổ như Người trên Thập Giá.

Giêrađô buồn vì bệnh mình làm tốn hao tiền bạc, trong lúc tài chánh nhà Dòng eo hẹp, có khi phải bán các đồ dùng để mua thuốc cho thầy. Ngày nọ, bác sĩ Santorelli đưa thầy y tá một thứ thuốc, dặn 12 giờ đêm mới cho Giêrađô uống. Thấy anh em phải thức khuya, thầy phàn nàn: – Bác sĩ biết bệnh tôi nan y, còn bắt tôi uống thuốc làm gì nữa? Vừa tốn tiền nhà Dòng, vừa phiền anh em. Nói vậy nhưng thầy vẫn vâng lời uống thuốc theo bác sĩ.

Sáng ngày 15 tháng 10, bác sĩ Santorelli đến thăm Giêrađô thật sớm. Thầy nói với ông: – Hôm nay, lễ Mẹ Thánh Têrêxa, xin ông rước Chúa cầu nguyện cho tôi.

Đến giờ, một cha kiệu Mình Thánh Chúa đến. Giêrađô xin đặt khăn Thánh trên ngực và cung kính giữ đến hơi thở cuối cùng. Gần trưa, một linh mục đến thăm, hỏi ý kiến thầy về một số việc trong giáo xứ. Người giúp việc cùng đi với ngài, nhưng anh đứng ở ngoài. Sau khi nói chuyện với Linh mục, thầy nhìn ra cửa, gọi đích danh anh gia nhân. Anh này ngạc nhiên vì sao thày Giêrađô biết tên mình? Anh run rẩy bước vào, nhìn quanh quất. Giêrađô chỉ chiếc đàn trong góc: – Anh ngồi lên ghế, đàn cho tôi nghe bài: ” Mẹ ơi! Xin đưa con về trời. “

– Dạ thưa thầy, con không biết đàn!

– Anh cứ thử đi. Chúa sẽ chỉ cho anh!

Anh vâng lời. Vừa đặt hai bàn tay thô kệch lên phím đàn, tự nhiên những âm thanh diụ dàng, thánh thót vang lên êm ái ngọt ngào. Vị linh mục ngạc nhiên hết sức, nghĩ thầm : Đây là một ơn lạ thầy Giêrađô cầu xin Chúa ban cho người giúp việc mình nhớ suốt đời!

*****

Những ngày Giêrađô nằm liệt giường. Trong phòng phảng phất một mùi thơm dễ chịu. Anh em vào thăm, hỏi thầy y tá: – Anh xịt nước hoa gì trong phòng Giêrađô vậy?

 – Không có đâu, Luật Dòng cấm mà!

Cha Bề trên bảo: – Tôi cũng ngửi thấy mùi thơm đó, không biết từ đâu ra? Chúng ta hãy đặt tên đó là ” Mùi thơm thiên cung.”

Hoàng hôn buông xuống, trời tối dần, Giêrađô nói với thầy y tá Saverio: – Nhờ anh đốt đèn trước tượng Chúa chịu nạn giúp tôi!

Giêrađô đứng lên mặc áo dòng, thắt lưng đeo chuỗi  quỳ xuống đọc Thánh vịnh sám hối: – Lạy Chúa, xin thương xót con, con đã phạm tội chống lại Ngài, và con đã làm điều ác trước mặt Ngài. Xin tha tội cho con, con muốn chết theo Thánh ý Ngài!

Giêrađô khóc nức nở. Thầy Saverio đỡ bạn nằm xuống giường. Bỗng nghe tiếng chuông trong phòng khách. Một lúc sau, thầy giữ cửa vào đưa búc thư cha sở Oliveto, Giêrađô cầm lấy đặt trên bàn thờ :

– Nhờ anh bảo người ấy trình lại với cha sở : Xin cha yên tâm, lò vôi vẫn đứng vững. Sau khi công việc xây cất nhà thờ hoàn thành , mới sập.

Nghe bác sĩ qủa quyết và thấy Gierađô tỉnh táo, anh em trong nhà đọc kinh tối rồi đi ngủ. Thầy Saverio ở lại canh chừng, Giêrađô hỏi bạn: – Mấy giờ rồi anh?

– 8 giờ 5 phút!

– Vậy tôi còn sống 4 giờ nũa!

Giêrađô lần chuỗi, rồi mê đi. Khi tỉnh lại thầy kêu : Saverio! Anh hãy đuổi hai thằng khốn kia đi! Chúng nó đến đây làm gì?

Thầy y tá hiểu là ma quỷ, liền làm dấu Thánh giá, rẫy nước thánh và đốt đèn. Gierađô lần chuỗi tiếp, thầy Saverio cùng đọc với bạn. Bỗng Giêrađô kêu lên: – Lạy Đức Mẹ, Mẹ đến đưa linh hồn con về thiên đàng phải không?

Và thầy quỳ xuống, hai mắt nhìn lên cao, mặt sáng láng khác thường. Một lúc sau thầy tỉnh lại, kêu khát. Saverio đỡ bạn nàm xuống, chạy đi lấy nước. Vì cửa phòng ăn khóa, nên chậm trễ. Khi bưng ly nước vào, thấy Giêrađô quay mặt vào tường. Saverio tưởng bạn ngủ. Nhưng một chốc, Giêrađô trở mình và thở dài. Biết bạn đang hấp hối, Saverio chạy tới gõ cửa phòng cha Phó, vì cha bề trên đi giảng. Cha Buônamanô vội vàng đến ban bí tích giải tội và ơn Toàn Xá. Giêrađô nhìn ngài tỏ lòng biết ơn rồi nhắm mắt lại, vĩnh biệt cõi trần ai đau khổ? Lúc đó khoảng 12 giờ khuya, ngày 16 tháng 10 năm 1775, như lời Giêrađô đã nói trước. thầy Giêrađô qua đời, hưởng dương 29 tuổi, 9 tháng, 9 ngày. Vào Dòng Chúa Cứu Thế được 6 năm.

*****

Mọi người trong nhà đang ngon giấc, nghe chuông thầy Saverio, vội vàng tựu lại. Thấy nét mặt Giêrađô chiếu sáng, xinh đẹp khác thường. Mùi thơm thiên cung tiết ra từ thân xác Giêrađô. Ai cũng nghĩ : Linh hồn thanh sạch thầy đang hưởng nhan thánh Chúa. Cha Buônamanô xướng bài hát kinh Đức Mẹ : ” Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành…” (Salve Regina, Mater misericodiae…) Tất cả những cha, thầy hiện diện cùng hát, sốt sắng, cảm động. Thấy nét mặt Giêrađô hồng hào, khác lúc còn sống, cha Buônamanô đến gần bên xác và nói:

– Thầy Giêrađô thân mến, suốt đời thầy đã giữ dức Vâng lòi trọn hảo. Giờ đây, nhân danh chúa Ba Ngôi, tôi hỏi : Có  phải thầy là một vị Thánh không?

Nói đoạn, ngài lấy mũi dao chích vào tay thầy, máu đỏ tươi chảy ra, gần đầy một thau nhỏ. Mọi người thấm máu vào khăn, dành cho mình và người thân. Khăn máu ấy đã ban nhiều ơn lạ.

Trong đêm hôm ấy, Giêrađô hiện ra cùng người bạn thân : Anh ơi! Ở trần gian mình chịu mọi khốn khó vì lòng mến Chúa. Trên trời hưởng hạnh phúc khôn tả!

Thầy cũng hiện ra với cha Batola, anh em cùng Dòng: Chúa và Đức Mẹ đã ban cho tôi vào thhiên đàng, hưởng hạnh phúc muôn đời!

Sáng hôm sau, thầy giữ nhà thờ giật chuông báo tử, để giáo dân biết có người vừa qua đời. Không hiểu sao, chuông reo inh ỏi như ngày đại lễ. Cha phụ trách hỏi lý do, Thầy thưa: – Con đánh chuông báo tử, nhưng một sức mạnh vô hình đẩy tay con làm khác đi!

Ở Oliveto, gia đình Sanvadore, mỗi ngày nhìn về Tu viện Materdomini, thấy tấm màn trắng che cửa sổ như thầy đã dặn. Nhưng sáng hôm nay, hiện tượng đó không còn nữa. Họ tin chắc thầy Giêarađô đã qua đời hồi đêm, liền báo tin cho cả giáo xứ biết tin buồn. 8 giờ sáng, anh em trong Dòng, rước xác thầy Giêrađô vào nhà thờ. Vùa ra khỏi Tu viện đã thấy hàng ngàn người, đủ mọi thành phần, sắp hàng chờ đón. Vì sợ những người quý mến thầy, cắt áo, lấy chuỗi, nên các cha, các thầy thay phiên đứng quanh xác thầy không cho ai đến gần. Trước khi dâng Thánh lễ, cha Phó lên toà giảng, thuật sơ qua cái chết thánh thiện của thầy Gierađô và xin mọi người giữ trật tự. Ai muốn có một chút di vật của thầy, nhà Dòng sẽ biếu cho mỗi người một khăn nhỏ đã thấm máu hoặc chạm vào xác thầy. Sau Thánh lễ cầu hồn, những người trước đây được thầy Giêrađô giúp đỡ phần hồn, phần xác, chen lấn nhau đến chiêm ngắm mặt thầy. Cha Phó phải lên toà giảng, nhắc lại lần nữa, xin mọi người sắp hàng đi quanh xác thầy rồi ra về, nhường chỗ cho kẻ đến sau. Cha Bề trên Caione đang giảng tĩnh tâm, nghe tin, vội trỏ về Dòng ngay. Ngài viết thư, báo cáo tóm tắt sự việc cho cha Bề trên Cả Anphongsô và tất cả các nhà khác.

*****

Xác thầy Giêrađô đặt trong nhà thờ hai ngày, thiên hạ xa gần đến kính viếng. Họ đem theo chuông vải trắng, xin chạm vào xác thầy về cắt nhỏ ra phân phát cho những người ở nhà. Các Đức Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ, nhất là các chủng sinh đã tới cầu nguyện bên thi hài thầy. Theo lời yêu cầu nhiều người, cha Bề trên hoãn lại đến sáng thứ bảy mới liệm xác thầy và an táng trong nhà thờ gần bàn thờ Đức Mẹ, để giáo dân đến viếng dễ dàng. Trên bia mộ khắc mấy hàng chữ:

 

GIÊRAĐÔ MAJELLA

Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế

Sinh ngày 6-4-1726

Tại Murô Lucanô ( Italia)

Cha : Đôminicô Majella

Mẹ : Bênêđita Gabella

Qua đời tại Tu viện Materđômini

Ngày 16 tháng 10 năm 1755

R.I.P

 

VINH QUANG MUÔN ĐỜI

Lúc còn sống, thầy Giêrađô đã cầu xin Chúa cho nhiều người được vô số ơn lạ phần hồn, phần xác. Khi lên thiên đàng, thầy bầu cử cho anh em trong Dòng và các giáo dân mạnh thế hơn trước. Một hôm cha Cagiênê bị bối rối trong tâm hồn, ngài kêu cầu thầy Giêrađô, bỗng thầy hiện ra sáng chói rực rỡ, nói với ngài : – Cha yên tâm đi! Tức thì ngài không còn cảm thấy âu lo, áy náy gì nữa.

Cha Tanôya bị bệnh rất nặng. Các bác sĩ đều bó tay hết thuốc chữa. Ngày 26-8-1786, ngài trở về điều dưỡng  tại nhà Dòng Capôsêlê. Ngài nằm liệt giường, không ăn, không uống gì được nữa. Các Cha trong nhà khuyên ngài cầu xin cùng thánh Giêrađô, nhưng ngài không tin tưởng. Qua hôm sau, bị nghẹt thở ngài kêu kên : – Thầy Giêrađô ơi, xin cứu tôi! Tức thì, ngài cảm thấy khỏe mạnh, xuống khỏi giường ăn uống, làm việc như thường. Ngài vui mừng vào nhà thờ viếng mộ, cám ơn thầy. Cha Tanôya là một nhà chép sử nỗi tiếng, ngài xin phép đến Murô và các nơi thầy Giêrađô đã sinh sống, thu thập tài liệu đầy đủ, để viết về Tiểu sử thầy. Cuốn sách này phiên dịch dựa theo bản viết của cha Tanôya. Sau đây, chúng tôi xin trích một số trong ngàn vàn ơn lạ, nhờ thầy Giêrađô bầu cử:

– Ở Hà Lan (Hollande), một chủng sinh bị chứng kinh phong co giật : tự mình không thể đưa đồ ăn  vào miệng. Anh em trong nhà làm tuần cửu nhật, cầu xin thầy Giêrađô. Và chủng sinh này lành hẳn bệnh nan y, tiếp tục học làm Linh mục.

– Cũng trong nhà Dòng ấy, một tu sĩ thổ huyết liên miên, nhờ cầu xin thầy Giêrađô mà khỏi hẳn bệnh.

– Bé Rogall mới hai tuổi, nhiễm bệnh sưng yết hầu, tắt thở. Cả nhà khóc thương vì bé là đứa con duy nhất. Một người quen đem tấm khăn dính máu thầy Giêrađô đắp lên cổ bé, cả nhà quỳ cầu xin thầy Giêrađô bầu cử. Bỗng bé ngồi dậy, giơ tay đòi mẹ bồng.

– Một bé khác mới sinh, đem đến nhà thờ lãnh bí tích Rữa tội, khi bồng trở về thì em bé đã chết cứng! Bố em đã lấy chiếc khăn đã chạm vào xác thầy Giêrađô, đắp lên ngực em, tức thì em mở mắt ra, tay chân cử động như thường.

– Năm 1772, một bà bị thương hàn nhập lý, các lương y đều chạy. Anh ruột bà là một Linh mục để dưới gối bà nhiều tấm ảnh các thánh. Sáng hôm sau, bà hết sốt, dậy làm việc như thường. Láng giềng chạy sang hỏi thăm bà uống thuốc gì. Bà cho biết : – Hồi đêm, một thầy Dòng đến vẽ dấu Thánh giá trên trán tôi, cơn sốt hết, tôi cảm thấy khoẻ mạnh như bà con thấy đây! Người anh Linh mục đến, lấy dưới gối bà xấp ảnh và hỏi : – Em xem trong xấp hình, thầy Dòng nào đã cứu em? Bà lật từng tấm rồi chỉ vào tấm ảnh cuối cùng :

– Đây, thầy dòng mặc áo đen, cổ trắng, thắt lưng, đeo chuỗi Mân Côi này. Bấy giờ ông anh Linh Mục cho bà và mọi người biết :

– Thầy tên là Giêrađô, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, rất đạo đức, thánh thiện, qua đời gần 20 năm nay. Thầy đã làm nhiều phép lạ, cứu giúp những ai tin tưởng, nhờ thầy bầu cử.

Năm 1840, thầy cứu một cha Dòng mắc bệnh lao đến thời kỳ hết thuốc chữa.

*****

Từ ngày thầy Giêrađô qua đời, cuốn Tiểu sử thầy do cha Tanôya ấn hành lần thứ nhất, phổ biến không những trong nước Ý mà còn gửi đi các nước Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi. Giáo hữu khắp nơi đọc truyện này, cầu xin thầy bầu cử, được nhiều ơn lạ hồn, xác, đặc biệt là các bà mẹ sinh con.

85 năm sau khi thầy Giêrađô qua đời, các Đức Giám mục giáo phận Murô, Capôsêlê, Đêlixêtô, Melfi, mỗi nơi lập một Ủy ban điều tra những ơn lạ, chữa lành bệnh nan y, nhờ lời bầu cử của thầy Giêrađô. Việc thu thập tài liệu của các bác sĩ và nhân vật quan trọng, mất hai năm. Tất cả hồ sơ trên, Tổng Giám mục Gônza gởi về Tòa Thánh Rôma. Năm 1846, Hoàng đế Phêđinănđô đệ nhị nước Neapôli, cũng gửi văn bản chính thức, yêu cầu Đức Thánh Xha tôn vinh Giêrađô. Cũng trong năm ấy, các Tòa Tổng Giám mục, Giám mục, cùng nhiều Bề trên Dòng, đồng kiến nghị xin Đức Thánh Cha lập Hội đồng Thẩm tra. Ngày 17 tháng 9 năm 1847, Đức Thánh Cha Piô IX châu phê, nâng thầy Giêrađô lên bậc đáng kính. Ngày 24-6-1856, Đức Tổng Giám mục giáo phận Gônza truyền lập Ủy ban kiểm nghiệm xác thầy Đáng kính Giêrađô. Hai bác sĩ, nhiều Linh mục hiện diện, khi mở nắp quantài ra thấy các xương trắng như tuyết, một thứ nước như sương sa, xông mùi thơm dễ chịu. Các người có mặt, từ bác sĩ, Linh mục, tu sĩ dùng khăn thấm nước thơm kỳ lạ này. Về sau nước ấy ban ơn cho nhiều người. Xương thầy Đáng kính bọc khăn lụa trắng, sắp vào bình sứ mới, đặt vào chỗ cũ, đậy bia mộ và niêm ấn.

Trong ba năm 1872, 1873, 1874 Hội đồng tiếp tục tra xét các nhân đức thầy Đáng kính Giêrađô. Sau khi họp chung với Đức Hồng y đặc trách, các Giám mục, Linh mục Ban điều tra, đệ trình Đức Thánh Cha phê nhận cắc nhân đức phi thường của thầy Đáng kính. Theo Luật Hội thánh, từ hàng Đáng kính lên bậc Chân phúc, phải có 4 phép lạ, chữa lành những bệnh, mà các bác sĩ chuyên gia chứng nhận là nan y, nhờ lời bầu cử của thầy Đáng kính Giêrađô. Sau đây là 4 phép lạ được Hội đồng Y khoa và các đấng có thẩm quyền công nhận :

Năm 1823, ông Giuse Xăntôrêlê bị thương hàn nhập lý rất nặng. Bác sĩ điều trị 19 ngày nhưng bệnh càng trầm trọng thêm. Bệnh nhân đã chịu bí tích Xức dầu. Trong nhà chuẫn bị lo việc mai táng. Anh ruột ông là Linh mục, đến cầu xin tại mộ thầy Đáng kính Giêrađô. Nhà Dòng cho ngài một khăn nhỏ đã chạm vào xương của thầy Đáng kính. Ngài đem về trãi trên ngực ông và cả nhà hợp nhau cầu nguyện. Bỗng ông Giuse Xăntôrêlê ngồi dậy, cho biết mình vừa được thầy Đáng kính Giêrađô chữa lành bệnh.

Năm 1849, bà Têrêxa bị kẻ thù đâm một dao thấu xương. Bà tự băng bó không dám cho ai biết, vì sợ sinh điều thù oán. Ba năm sau, vết thương sưng tấy lên, máu mủ chảy ra hôi hám, thối tha, đau đớn quá sức. Các bác sĩ vô phương cứu chữa. Có người khuyên bà cầu xin thầy Đáng kính Giêrađô. Con cái cùng hợp ý với bà, làm tuần cửu nhật khẩn nài thầy Đáng kính bầu cử. Chỉ  2 ngày sau, vết thương lành hẳn, không còn dấu gì trên da thịt.

Tháng 3 năm 1850, bà Uxula nổi một ung nhọt trên trán, các bác sĩ khám nghiệm thấy chất độc đã ăn sâu vào não, không thể chữa được.  Bà Uxula dọn mình chết.  Một người bạn ở xa nghe tin, đến đặt trên ung nhọt bà tấm ảnh thầy Đáng Kính Giêrađô và cùng bà đọc kinh cầu Đức Mẹ.  Bỗng ung nhọt biến mất, không còn dấu vết gì trên trán.  Bà Uxula khỏe mạnh như trước.  Các bác sĩ đồng thanh xác nhận: đây  là một phép lạ phi thường.

Năm 1867, cậu Lôrensô đang học Tiểu Chủng Viện, nhiễm bệnh dịc hạch, ăn uống không tiêu.  Bác sĩ khuyên gia đình cho cậu lên miền núi, thở không khí trong lành, và tắm nước suối nóng.  Nhưng cậu bé yếu liệt dần dần.  Cha mẹ cậu rất buồn, vì sắp mất đứa con.  Lôrensô đã nghe nói về thầy Đáng Kính Giêrađô, nên hằng cầu nguyện xin thầy bầu cử.  Một người bạn cho cậu mượn cái khăn đã chạm vào xương thầy Đáng Kính.  Mỗi ngày cậu đắp khăn ấy lên các hạch.  Một đêm kia, cậu thấy thầy Đáng Kính hiện đến, đứng gần giường cậu vài phút, rồi biến đi.  Sáng hôm sau, các hạch đều tan, Lôrensô lành bệnh và ăn uống như thường…

Bốn phép lạ trên được Hội đồng Điều tra duyệt y vào ngày 15 tháng 3 năm 1892.  Đức Thánh Cha Lêo XIII đã châu phê chấp thuận.  Ngày 29 tháng 9 năm 1893, Đức Thánh Cha Lêo XIII tôn vinh thầy Đáng Kính Giêrađô lên bậc Chân Phúc.

13 năm sau, ngày 11 tháng 12 năm 1904, Đức Thánh Cha Piô X đã tôn vinh chân phước Giêrađô lên bậc Hiển Thánh.  Sáng hôm ấy, hàng ngàn người từ khắp nơi tựu về đền thờ Thánh Phêrô tại Rôma để tham dự lễ phong thánh, gồm các Hồng y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ và Giáo dân.  Về phía Giáo dân, nước nào mặc y phục nước đó: màu sắc khác nhau trômg thật đẹp mắt.  Công trường Thánh Phêrô trang hoàng rực rỡ.  Bên trong đền thờ càng lộng lẫy tráng lệ hơn nữa, ở giữa treo bức chân dung lớn vẽ hình Thánh Giêrađô lên trời, hai tay ôm Thánh giá có các Thiên Thần đón rước, bên tả một Thiên Thần cầm cành huệ trắng, bên hữu một Thiên Thần khác cầm roi đánh tội.  Đó là hai dấu chỉ Thánh Giêrađô thanh sạch vẹn toàn, và suốt đời Thánh nhân hãm mình đền tội nhiệm nhặt.  Hàng trăm ngọn đèn chiếu sáng làm nổi bật bức chân dung Thánh Giêrađô trong ngày đại lễ.

Đức Thánh Cha mặc lễ phục trắng, tiến ra bàn thờ ban phép lành và giơ tay chào mọi người.  Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha xông hương bàn thờ.  Ca đoàn hát “kinh xin Chúa thương xót”.  Sau đó Đức Hồng y, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh cùng các Cáo Thỉnh Viên và vị Trạng Sư Cơ Mật Viện Toà Thánh tuyên đọc Bản Thỉnh nguyện xin Đức Thánh Cha tôn phong chân phước Giêrađô lên hàng Hiển Thánh.  Đọc xong Thỉnh nguyện thư, Đức Thánh Cha quỳ xuống.  Ca đoàn hát “kinh cầu các Thánh”, xong kinh cầu, Đức Thánh Cha ngồi lên Ngai Tòa đọc Sắc Phong Thánh cho Chân phước Giêrađô Majella tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế lên hàng các Thánh Hiển Tu.

“TỪ GIÃ MẸ CON ĐI LÀM THÁNH”, mấy chữ Giêrađô để lại trên bàn, trước khi trốn khỏi nhà chạy theo cha Cafarô xin vào Dòng Chúa Cứu Thế.  Giờ đây, sau 155 năm, đã ứng nghiệm hoàn toàn.  Suốt đời Thánh Giêrađô đã cầu xin Chúa và Đức Mẹ ban nhiều ơn lạ, cứu giúp mọi người phần hồn phần xác.  Từ ngày về trời, Ngài cũng đã làm vô số phép lạ như mưa rào tuôn xuống trên những ai tin tưởng cầu xin Ngài bầu cử trước Tòa Chúa và Đức Mẹ.

 

PHẦN PHỤ THÊM

 

Nhà thờ Materđômini dâng kính Thánh Giêrađô. Rất nhiều giáo dân từ khắp nơi trên thế giới đến đây hành hương, cầu nguyện. Hằng ngày hầu như lúc nào cũng có người kính viếng, cầu khẩn Thánh Giêrađô. Ngoài cá nhân hoặc năm ba người, còn có những đoàn thể đến hành hương. Nhiều đoàn thể khi hành hương tổ chức rước kiệu Thánh Giêrađô, do đó một cỗ kiệu trên có đặt tượng Thánh Giêrađô luôn để sẵn trong nhà thờ. Những buổi hành hương hàng tuần theo thông lệ, số người tham dự cũng rất đông đảo. Nhà thờ Materđômini là một trong ba nơi hành hương lớn nhất tại miền nam nước Ý

Năm 1965, anh Marcel Nguyễn Long, phục vụ tại Dòng Chúa Cứu Thế Rôma. Dưới đây là câu chuyện anh kể:

Nhân kỳ hè, tôi và vài anh em Việt Nam xin phép đi viếng nhà thờ Materđômini dâng kính Thánh Giêrađô. Khởi hành lúc 9 giờ sáng, chúng tôi sẽ đến nơi 4 giờ chièu. Nhưng vài giờ sau, chuyến tàu lửa chúng tôi đi phải dừng lại nhường đường cho một tàu tốc hành đặc biệt chạy ngược về Rôma. Đến nơi, 9 giờ đêm chẳng còn chiếc xe nào nữa! Đi bộ không nổi vì còn khá xa. Anh Rêmi Sáng cười bảo:

– Chắc tụi mình phải ngủ ngồi suốt đêm ở hành lang ga!

– Lạnh quá, chịu không nổi đâu!

Bỗng một chiếc xe nhỏ từ xa tới. Tài xế là người Ý mở cửa bước ra hỏi :

– Các thầy đến viếng Đền thờ Thánh Giêrađô phải không?

– Vâng!

 – Vậy mời các thầy lên xe, tôi sẽ đưa đến tận nơi!

Chúng tôi vui mừng, vội mang túi xách chui vào xe. Dọc đường bác tài không nói gì. Chúng tôi bảo nhau :

– Chúng ta nhờ ơn Thánh Giêrađô, không thì cả bọn chết cóng ở sân ga!

Xe dừng lại trước sân Đền thờ. Tôi hỏi anh tài xế số tiền phải trả nhưng anh xua tay :

– Có người trả rồi!

Anh quay đầu xe chạy mất. Thấy có xe đến, thầy giữ cửa và thầy coi Đền ra đón. Tôi nói lý do, và xin mở cửa Đền thờ vào cám ơn Thánh Giêrađô. Pho tượng Thánh Giêrađô cao như người thật, được mặc áo Dòng vải màu đen, đeo thắt lưng và tràng hạt Mân Côi. Khách hành hương đến kính viếng, cầu nguyện, họ ghim đủ loại tiền vào Áo Dòng của Thánh Giêrađô. Nếu chúng ta để ý nhìn kỹ, thấy mấy ngón tay và cổ tay, có những chiếc vòng vàng và nhẵn kim cương của khách hành hương đeo vào tượng Thánh nhân. chung quanh bệ có nhiều nạng gỗ và trước tượng, một quan tài nhỏ lót lụa trắng. Thầy coi Đền giải thích :

– Nạng gỗ là của mấy người què cầu xin Thánh Giêrađô chữa lành. Họ ra về như người thường, bỏ nạng lại đây làm bằng chứng. Các nạng gỗ này nhiều lắm, lâu lâu chúng tôi phải bỏ đi, chỉ để lại một số tượng trưng. Hồi sáng một gia đình chở tới đây một bé trai đã chết. Thánh Giêrađô cầu xin Chúa cho bé sống lại. Bà mẹ vui sướng bồng con ra xe, để quan tài này cho mọi người thấy ơn lạ Đấng Thánh đã làm.

– Có ai đến cầu xin mà chẳng được như ý không?

– Trường hợp này lâu lâu cũng xãy ra nhưng anh Thánh bầu cử cho họ ơn khác trọng hơn. Tóm lại tất cả những ai tới đây đều trở về mãn nguyện.

– Họ đến bằng phương tiện nào?

– Người đi xe riêng. Còn nhà Dòng, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều có hai xe buýt đón khách hành hương từ ga. Vừa rồi, chính anh Thánh Giêrađô lái xe đón các bạn đấy! Ngoài giờ xe buýt, ai đến trễ, anh Thánh lo hết!

– Khách hành hương ngủ ở đâu nếu muốn ở lại?

– Phiá sau Đền thờ, có nhiều phòng, đầy đủ tiện nghi.

– Ai lo cho khách hành hương ăn uống?

– Phần nhiều họ mang theo. Những kẻ thiếu thốn, Anh Thánh lo.

– Rất đông! Mỗi ngày phải có nhiều cha luân phiên ngồi tòa, nhất là gần các ngày lễ trọng.

– Ngày 16 tháng 10, lễ kính Anh Thánh có phát bánh không?

– Nhà Dòng thiếu tài chính, nhưng sáng ngày lễ, Anh Thánh Giêrađô và các thiên thần, sắp đầy bàn nhiều bánh mì nóng. Ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý.

TV Cứu Thế